Saturday, November 23, 2024

Chỉ “lạ quá” với Việt Tân

“Tin đáng tin” là tin Việt Nam hướng tới xuất xưởng hàng trăm triệu liều vaccine ngừa Covid-19 mỗi năm. Tin này được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam- bà Lê Thu Hằng đề cập trong cuộc họp báo quốc tế thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 22/7/2021.

Bà Hằng không phát ngôn tùy tiện. Trước cánh báo chí quốc tế lọc lõi, quái như cáo, là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, dại gì người phụ nữ nhẵn mặt truyền thông này nói mà không có cơ sở.

Cơ sở đó là từ Bộ Y tế – cơ quan quản lý nhà nước về cái lĩnh vực mênh mông, sốt xình xịch suốt gần 2 năm nay, trong đó có chuyện vaccine. Theo đó, không chỉ “ngoại giao vaccine” để có 170 triệu liều tiêm cho người dân nhằm mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021, Việt Nam, ngoài chú trọng phát triển vaccine trong nước, còn quan tâm tìm kiếm cơ hội hợp tác, nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine nhằm bảo đảm nguồn cung lâu dài trong nước, tiến tới tự chủ sản phẩm chiến lược này…

Hiển nhiên, đó là một tầm nhìn chiến lược và lâu dài. Làn sóng dịch lần thứ 4 ập đến Việt Nam với tốc độ lây lan gấp nhiều lần biến thể trước đó, đã và đang gây cho Việt Nam vô vàn khó khăn. Những con số ca nhiễm ghi nhận, từ vài chục, lên vài trăm, rồi lên vài nghìn. Thậm chí, tới thời điểm này, con số có khi cả chục nghìn, cùng không còn làm ai quá bàng hoàng. Vì họ biết, với biến thể delta, trước sau gì, những con số đó rồi cũng sẽ đến.

Việc tiếp nhận vaccine “nhỏ giọt” trước cái “cầu” hàng trăm triệu liều khiến nhiều người sốt ruột, quy trách nhiệm cho chính quyền một cách oan uổng.

Thực tế, từ tháng 6/2020, Việt Nam đã chủ động và âm thầm xúc tiến đàm phán, tiếp cận các nguồn vaccine để tiêm, tạo miễn dịch cộng đồng, đảm bảo sức khỏe cho người dân và phục hồi, phát triển kinh tế. Một trong những việc chứng minh cái sự sốt sắng, rốt ráo đó là: với vaccine của công ty Pfizer/BioN Tech, Bộ Y tế Việt Nam đã làm việc với hãng về việc mua 31 triệu liều, ngay từ tháng 10/2020, khi vaccine này đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Nghĩa là rất sớm.

Còn Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC). Với sự trợ giúp của Lãnh đạo Bộ Y tế, từ cuối năm 2020, VNVC đã tiếp cận được AstraZeneca (Vương quốc Anh), khi tập đoàn này đang nghiên cứu hợp tác với trường đại học Oxford danh tiếng. Đặt cọc 30 triệu USD để được ưu tiên mua vaccine này, nếu sản xuất thành công, thực sự là quyết định quả cảm. Bởi điều đó đồng nghĩa với rủi ro. VNVC chấp nhận. Chấp nhận không vì lợi nhuận, mà vì, nếu thành công, Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trong khu vực được tiêm chủng loại vaccine này…

Nhưng, đại dịch bùng phát dữ dội, loang rộng, khiến nguồn cung vaccine khan hiếm; việc tiếp cận vaccine trở nên quá khó khăn. Thêm một điều éo le khác: kết quả vang dội chống dịch các lần trước lại đẩy Việt Nam vào thế thiệt thòi tiếp nhận vaccine theo cơ chế Covax…

Trong bối cảnh đó, một chiến dịch “ngoại giao vaccine” được triển khai với sự quan tâm đặc biệt, tận dụng cơ hội đăc biệt của cả những nhà lãnh đạo cao nhất trong các cuộc gặp đa phương, song phương. Nhờ thế, những ngày từ cuối tháng 6 tới nay, nguồn vaccine nhiều hơn. Tới thời điểm ngày 29/7, đã có 17 triệu liều về tới Việt Nam.

Tiếp cận để được hỗ trợ, viện trợ vaccine chỉ là một mặt. Trước một cuộc chiến chống đại dịch dự đoán là kéo dài, phải tiêm nhắc lại định kỳ, Việt Nam đã sớm chủ trương phát triển vaccine trong nước để có thể chủ động. Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị, cơ quan nghiên cứu. Tháng 3/2020, Chính phủ đã cấp 200 tỷ đồng hỗ trợ bước đầu công việc có tầm quan trọng đặc biệt này. Càng về sau, sự quan tâm càng lớn hơn, cả về chỉ đạo, tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục, động viên, khuyến khích các nhà khoa học…

Tới nay, Việt Nam đang có 2 loại vaccine của 2 đơn vị nghiên cứu thủ nghiệm giai đoạn 1 và 2. Còn vaccine Nanocovax, do Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược phát triển từ tháng 5/2020, sau kết quả khả quan thử nghiệm giai đoạn 2, đã tiêm mũi 2 giai đoạn 3 cho 12.000 tình nguyện viên ngày 27/7/2021, rất có thể sẽ sớm được cấp phép khẩn cấp để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch, trước tiên, là trong nước; sau đó, chẳng ai cấm nhà sản xuất này xuất khẩu khi nó chứng minh được hiệu quả phòng ngừa cao trước con virus quái ác.

Đồng thời, Việt Nam còn cố gắng đàm phán để với các đối tác để có thể tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine. Tới nay, Việt Nam đã tiếp nhận công nghệ sản xuất vaccine từ Nga (quy mô 100 triệu liều/năm); Nhật Bản (dự kiến tháng 6/2022 hoàn tất các hoạt động và đưa vaccine ra thị trường); và cả Mỹ (với nhà máy của tập đoàn Vingroup cũng sẽ hoàn thành vào tháng 6/2022, quy mô đạt hơn 100 triệu liều/năm)… Thế nên, việc “Việt Nam hướng tới sản xuất hàng trăm triệu liều vaccine ngừa covid-19 mỗi năm” – như bà Lê Thu Hằng nói, là hoàn toàn có thể, chẳng có gì là “lạ quá”, hay “nổ” quá như Việt Tân mỉa mai, khích bác trên mạng.
Chỉ “lạ quá” với Việt Tân
Chỉ “lạ quá” với Việt Tân

Minh Hà
Nguồn: Facebook Nguyễn Thị Lý

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG