Saturday, November 23, 2024

Những tin đồn độc hại khiến Indonesia rơi vào thảm cảnh

“Người tiêm vaccine sẽ chết trong vòng 2 năm”, “xe cứu thương hú còi chạy trên đường thực ra không chở bệnh nhân mà để dọa mọi người ở im trong nhà”… là những thông tin bịa đặt đáng sợ lan truyền trên mạng xã hội ở Indonesia thời gian qua, dẫn tới những hậu quả hết sức nghiêm trọng.

Theo tờ Straits Times, sức ép đối phó với hiện tượng tin đồn thất thiệt đang đè nặng lên các chính quyền địa phương và những người đứng đầu cộng đồng tại quốc gia đông dân thứ 4 thế giới này, cũng như đối với cả “gã khổng lồ” truyền thông xã hội Facebook.

Cổng thông tin Detik.com trụ sở tại Jakarta đưa tin hôm 9/7, một đám đông đã ném đá vào một xe cứu thương chạy ngang qua họ ở Klaten thuộc tỉnh Java, gây vỡ kính chắn gió. Người lái xe và bệnh nhân bên trong vẫn đến bệnh viện an toàn. Những vụ tấn công tương tự cũng xảy ra tại một số thành phố khác, trong đó có Yogyakarta và Solo.

Những tin đồn độc hại khiến Indonesia rơi vào thảm cảnh
Tin đồn độc hại cản bước chương trình tiêm vaccine COVID-19 của Indonesia

Hiệp hội chống vu khống Indonesia (Mafindo) ngày 21/7 cho hay tình trạng xảy ra ngay cả khi các nhân viên lái xe cấp cứu đang phải chịu rất nhiều căng thẳng bởi lượng bệnh nhân xếp hàng dài.

Trên mạng xã hội, nó trở thành một cuộc chiến giữa những người sáng suốt và những người tin chuyện bịa đặt. Chủ tịch Màindo, Septiaji Eko Nugroho, đã mô tả thông tin sai lệch về COVID-19 là một mối nguy hiểm cản trở nỗ lực kiểm soát dịch bệnh.

Quốc gia Đông Nam Á này đã gia hạn phong tỏa một phần, vốn dự kiến kết thúc hôm 20/7, đến ngày 26/7 trong bối cảnh tiếp tục trận chiến chống lại làn sóng lây nhiễm kỷ lục do biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây ra.

Theo các quy định khẩn cấp được triển khai từ ngày 3/7, các cửa hàng thực phẩm và siêu thị trên hai đảo Java và Bali (chiếm đến 2/3 ca mắc COVID-19 trên toàn Indonesia) chỉ được phục vụ lượng khách bằng ½ công suất bình thường, đồng thời phải đóng cửa từ 8h tối. Các địa điểm công cộng như trung tâm mua sắm, công viên và nơi thờ tự được yêu cầu đóng cửa, trong khi các quán ăn chỉ được phép bán mang về hoặc giao hàng.

Ông Septiaji nói: “Những biện pháp ngăn chặn khẩn cấp này phải gắn kèm với những nỗ lực nghiêm túc để ngăn chặn các tin thất thiệt. Sự đồn đoán đã dẫn đến những vi phạm về quy tắc y tế và phản đối tiêm vaccine”. Ông cho biết thêm đã có những bệnh nhân nhập viện quá muộn và tử vong bởi vì họ không tin tưởng hệ thống y tế.

Ông Eko Juniarto, quan chức phụ trách kiểm chứng sự thật tại Mafinda, ước tính số lượng tin giả mạo hiện nhiều gấp 10 lần số lượng tin chính thống. Theo ông, đây là một vấn đề nghiêm trọng bởi rất nhiều người lại có xu hướng nghe theo tin đồn hơn, trong khi chỉ có số ít đọc tin chính thống.

Cảnh sát an ninh mạng đã triệu ít nhất 1 bác sĩ ở quốc gia này sau khi lên mạng xã hội phao tin rằng dịch COVID-19 không có thật và những người khỏe mạnh đã chết vì dùng thuốc quá liều. Cảnh sát cho biết tại cơ quan điều tra, bác sĩ Lois Owien thừa nhận quan điểm cá nhân của mình không dựa trên nghiên cứu khoa học, song việc này không ngăn cản hàng ngàn người theo dõi tài khoản mạng xã hội của cô dừng việc ủng hộ thông tin sai lệch đó.

60% tin giả mạo ở Indonesia lan trên mạng Facebook bởi quốc gia này là có lượng người sử dụng Facebook nhiều thứ 3 thế giới, xếp sau Ấn Độ và Mỹ. Các mạng xã hội khác là nơi 40% tin giả còn lại lan truyền.

Mafindo cũng thúc giục các ngôi làng và bệnh viện đẩy mạnh nỗ lực chống tin thất thiệt vì COVID-19 bằng cách thường xuyên dán áp phích đăng tải tin cải chính về những vụ đồn đoán mới nhất. Cơ quan này cũng kêu gọi những người đứng đầu cộng đồng và chức sắc tôn giáo ra tay trợ giúp.

(Theo Straits Times)

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG