HĐND TP.HCM đã thông qua chủ trương đầu tư dự án mở rộng Quốc lộ 50 với tổng vốn thực hiện gần 1.500 tỷ đồng.
Sáng 25/6, kỳ họp thứ nhất HĐND TP.HCM bước sang ngày làm việc thứ 2, các đại biểu đã thống nhất thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50, huyện Bình Chánh với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ. đồng. Thông tin vừa được đưa trên báo Thanh Niên online.
Tuổi trẻ dẫn thông tin từ UBND TP.HCM cho hay, Quốc lộ 50 là tuyến đường trục giao thông quan trọng của TPHCM đi các tỉnh Long An và Tiền Giang, đây cũng là đường dẫn vào Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nên mật độ giao thông rất lớn.
Hiện nay con đường có mặt đường hẹp, xe tải, xe chở rác, xe container lưu thông hỗn hợp với xe gắn máy, xe thô sơ nên thường xuyên tắc đường, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất cao.
Việc mở rộng Quốc lộ 50 được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao năng lực giao thông giữa TP.HCM với các tỉnh Tây Nam Bộ. Cụ thể, dự án sẽ nâng cao năng lực khai thác đường trục kết nối TP với tỉnh Long An và các tỉnh miền Tây, tăng cường kết nối cho đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, các tuyến trục chính, vành đai, cũng như kết nối với sân bay Long Thành sau khi hoàn thành đưa vào khai thác…
Hà Nội đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng Chính phủ gỡ khó cho các nhà thầu tuyến cao tốc tỷ đô Bộ GTVT tải cảnh cáo nhiều nhà thầu vi phạm tiến độ cao tốc Bắc- Nam
Theo báo Chính phủ, dự án có tổng chiều dài tuyến gần 7 km. Đoạn 1 dài hơn 4 km xây dựng mới đường song hành Quốc lộ 50 và đoạn 2 dài khoảng 2,5 km mở rộng Quốc lộ 50 hiện hữu, mặt cắt ngang xây dựng rộng 34 m.
Đồng thời với dự án trên là xây dựng mới cầu Bà Lớn, chiều dài 80 m, chiều rộng 34 m; xây dựng mới cầu Ông Thìn với chiều dài 240 m, chiều rộng 25 m.
Tổng vốn thực hiện hơn 1.499 tỷ đồng (vốn Trung ương 687 tỷ đồng, ngân sách TP.HCM 812 tỷ đồng); thời gian thực hiện từ năm 2021 đến năm 2024.
Trước đó, báo Đầu tư dẫn nguồn tin từ Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho hay, dự án mở rộng Quốc lộ 50 từ TP.HCM đến Tiền Giang đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2007. Cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đồng ý để TP.HCM đầu tư dự án đoạn đi qua Thành phố.
Về tình hình giải phóng mặt bằng, nguồn trên dẫn thông tin từ đại diện Sở Giao thông Vận tải cho biết, công tác giải phóng mặt bằng phạm vi dự án được tách thành tiểu dự án riêng giao cho UBND huyện Bình Chánh tổ chức thực hiện từ năm 2007.
Đến nay, Ban bồi thường Giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh đã nhận mặt bàn giao mặt bằng được 417/729 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức ảnh hưởng. Vì vậy, công tác giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án sẽ tương đối thuận lợi và sớm hoàn thành.
Theo: Cánh cò