Friday, November 22, 2024

Báo cáo Nhân quyền năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ đã tô hồng tổ chức khủng bố Việt Tân?

Báo cáo Nhân quyền năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ đã tô hồng tổ chức khủng bố Việt Tân?

Vào ngày 30/03/2021, Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo Nhân quyền năm 2020, trong đó đánh giá tình hình nhân quyền ở các quốc gia là thành viên Liên Hiệp Quốc. Phần báo cáo về Việt Nam dài hơn 40 trang, và chứa nhiều nhận định tiêu cực. Trong số này, nhiều nhận định không hề phản ánh đúng tình hình thực tế, do bị ảnh hưởng từ định kiến chính trị của người Mỹ và những nguồn tin sai. Chẳng hạn, báo cáo chỉ coi tổ chức khủng bố Việt Tân như một “nhóm vận động dân chủ” đơn thuần, và cáo buộc rằng Nhà nước Việt Nam đã vi phạm nhân quyền khi truy tố các đảng viên Việt Tân.

Cụ thể, trang 13 trong bản tiếng Việt của báo cáo có đoạn:

“Giống như các năm trước, tòa án tiếp tục tuyên án nghiêm khắc đối với các cá nhân có hoạt động vận động nổi bật hoặc có liên hệ với các nhóm ở nước ngoài. Ngày 2  tháng 3, một tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên bản án tuyên phạt các nhà  hoạt động môi trường Trần Văn Quyền và Nguyễn Văn Viên tương ứng là 10 và 11 năm tù về tội ‘khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân’ do họ bị cáo buộc là  thành viên của Việt Tân, một nhóm vận động dân chủ ở hải ngoại bị cấm hoạt động.  Hai bị cáo trên bị bắt cùng với công dân Australia Châu Văn Khảm, người bị kết án  12 năm tù và nhà chức trách cáo buộc là thành viên của một nhóm hoạt động ở hải  ngoại.”

Để biết Việt Tân là một tổ chức khủng bố hay một “nhóm vận động dân chủ”, ta hãy nhìn lại quá trình hoạt động của họ trong quá khứ.

Khi thành lập vào năm 1980, Mặt trận Hoàng Cơ Minh – tiền thân của đảng Việt Tân – là một tổ chức vũ trang có mục tiêu tiến hành chiến tranh để lật đổ Nhà nước Việt Nam. Cho đến năm 1991, tổ chức này đã tiến hành 3 chiến dịch “Đông Tiến”, trong đó họ gửi quân vào Việt Nam bằng đường bộ, nhưng bị bộ đội biên phòng bắn hạ hoặc bắt sống. Dù thủ lĩnh Hoàng Cơ Minh đã chết trong chiến dịch Đông Tiến II từ năm 1987, đến năm 2001, Việt Tân mới công bố thông tin này. Trước đó, trong suốt 13 năm, họ đã viết hàng trăm bài báo về các “chiến công” của Mặt trận Hoàng Cơ Minh, trong đó họ giả vờ rằng ông Minh vẫn còn sống và tham gia các trận đánh không có thật. Ngoài ra, trong thời gian này, Việt Tân cũng ám sát nhiều cây bút vạch trần sự gian dối của họ, bao gồm ký giả Đặng Phong. Việc này đã được chỉ ra trong phim tài liệu “Khủng bố ở Little Saigon”, do FRONTLINE và ProPublica thực hiện.

Sau những thất bại này, năm 2004, Việt Tân chuyển sang phương thức “đấu tranh bất bạo động”, phần nào vì nước Mỹ không thể tiếp tục dung dưỡng một tổ chức khủng bố bạo động trong lúc bản thân họ đang tiến hành một cuộc chiến nhân danh “chống khủng bố” ở Trung Đông. Tuy nhiên, các vụ bạo động liên quan đến bàn tay Việt Tân vẫn còn tiếp diễn sau đó.

Chẳng hạn, sau khi cuộc biểu tình phản đối việc Trung Quốc đặt dàn khoan HD-981 đã bùng phát thành bạo động tại Bình Dương vào ngày 13/05/2014, Nguyễn Thái Học (thành viên Việt Tân ở Mỹ) đã chỉ đạo 3 thành viên trong nước – là Đỗ Nam Trung, Phạm Minh Vũ và Lê Thị Phương Anh – lợi dụng sự kiện này để lật đổ chế độ. Cụ thể, một bài viết về chủ đề này trên báo Công An Nhân Dân có đoạn:

“Sáng ngày 14/5/2014, qua facebook, Nguyễn Thái Học bàn với Đỗ Nam Trung và Phạm Minh Vũ, rằng đây là thời điểm thích hợp để làm sụp đổ chế độ Cộng sản Việt Nam. Sau khi chuyển cho Vũ 5 triệu đồng, Nguyễn Thái Học chỉ đạo Trung, Vũ, Phương Anh phải nắm kỹ thông tin những vụ gây rối rồi đưa lên mạng, thổi phồng, xuyên tạc nhằm kích động cho nó lan rộng ra.

Cũng trong ngày 14/5/2014, trên facebook, Trung, Vũ, Phương Anh cho đăng nhiều bài, nội dung kêu gọi, kích động giới công nhân tiếp tục tụ tập, gây rối mà trong đó, Đỗ Nam Trung nhận xét: “Tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, Bình Dương, hiện các công nhân vẫn đang phản ứng rất dữ dội, không chịu khuất phục…”, và: “Theo như Neko Kawai, một người bạn của mình tại hiện trường đưa tin, tình hình đang rất căng thẳng, đoàn biểu tình đang bị đàn áp dữ dội tại Bến Cát, Khu công nghiệp 3 Mỹ Phước, Bình Dương. Anh em công nhân đang kêu gọi những tổ chức bên ngoài cứu giúp…”.

Tối ngày 14/5, Trung, Vũ, Phương Anh và Lê Anh Hùng  cùng Huỳnh Anh Tú, Phạm Ngọc An gặp nhau tại đường Kỳ Đồng, quận 3, TP HCM để bàn kế hoạch sáng ngày 15, sẽ đi Bình Dương quay phim, chụp hình những công ty, xí nghiệp có vốn nước ngoài bị đập phá, cướp bóc. Đến 8 giờ ngày 15/5, Trung chở Phương Anh bằng xe gắn máy do Phạm Ngọc An cho mượn – xe này An lại mượn của một người khác còn Vũ đi xe máy của Phạm Ngọc An. Khi đến cổng Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung, Phương Anh, Vũ đang tiến hành quay phim, chụp ảnh các hoạt động gây rối của những kẻ quá khích trà trộn vào giới công nhân thì bị Cơ quan Công an tỉnh Đồng Nai mời về để làm rõ.”

Tương tự, vào năm 2016 và 2017, các đảng viên Việt Tân cũng lợi dụng vụ nhà máy thép Formosa gây ô nhiễm biển để phát động nhiều cuộc biểu tình, bạo động của người Công giáo ở miền Trung. Ở đỉnh cao căng thẳng của vụ việc, những người biểu tình đã chặn Quốc lộ 1, đồng thời đánh chiếm và phá hoại trụ sở cơ quan nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.

Như vậy, dù đã tuyên bố chủ trương bất bạo động, đảng Việt Tân không ngại cổ vũ bạo động mỗi lần họ nghĩ rằng cơ hội để lật đổ chế độ đã đến gần. Không thể coi tổ chức khủng bố Việt Tân như một “nhóm vận động dân chủ” đơn thuần, trừ phi ta đánh đồng dân chủ với tình trạng bạo loạn, chiến tranh, ngoại thuộc, nghèo đói mà chuỗi biến cố Mùa Xuân Arab đã mang lại.

VKL

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG