Friday, November 22, 2024

Từ vấn đề bạo lực học đường tại Mỹ nghĩ về bản tính “tự nhục” của đám rận chủ

Mới đây, giới chức Mỹ cho biết, một nữ sinh lớp 6 tại bang Idaho ngày 6/5 đã mang súng tới trường và bắn bị thương 2 bạn học và một nhân viên trường. Rất may, các nạn nhân chỉ bị bắn vào chân tay và được đánh giá là không đe dọa tới tính mạng.

Nữ sinh này của trường trung học cơ sở Rigby thuộc thị trấn cùng tên của bang. Theo giới chức, nữ sinh này đã nổ súng nhiều lần bên trong và ngoài trường. Một giáo viên sau đó đã tước được vũ khí từ nữ sinh này và tạm giữ nữ sinh này cho đến khi lực lượng chức năng tới.

Các nạn nhân đã được đưa tới bệnh viên, một trong số đó cần phải phẫu thuật. Các học sinh tại trường này cũng đã được sơ tán. Hiện lực lượng chức năng cũng đang gấp rút tiến hành điều tra động cơ vụ xả súng của nữ sinh cũng như xuất xứ của khẩu súng gây án.

Thật là ghê sợ khi một học sinh nhỏ tuổi mà đã gây ra một sự việc nghiêm trọng như vậy. Đây không phải là lần đầu xảy ra các sự việc tương tự tại các trường học tại Mỹ và người Mỹ cũng sẽ khó có thể nào quên vụ xả súng xảy ra vào khoảng 14h ngày 14/2 tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, bang Florida, khiến 17 người thiệt mạng, khoảng 20 người bị thương. Đối tượng này cũng đã phải nhận án phạt tử hình về hành vi “đặc biệt tàn ác, hung bạo và tàn khốc”.

Có thể thấy, cũng như nhiều nước, tình trạng bạo lực học đường ở Mỹ cũng phổ biến. Tuy nhiên, Mỹ khác các nước khác ở chỗ có một số vụ bạo lực học đường liên quan tới súng đạn. Một nghiên cứu mới đây cho thấy 1/3 số học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Mỹ bị bạo lực học đường dưới nhiều hình thức. Theo nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận YouthTruth thực hiện năm 2018 với 160.000 học sinh trung học ở 27 bang, tỷ lệ 1/3 nói trên cho thấy bạo lực học đường tăng so với 2 năm trước đó.

Từ vấn đề bạo lực học đường tại Mỹ nghĩ về bản tính “tự nhục” của đám rận chủ

Hình ảnh minh họa

Nghiên cứu cho thấy học sinh trung học cơ sở có nguy cơ bị bắt nạt cao hơn học sinh trung học phổ thông. Gần 40% học sinh trung học cơ sở cho biết bị bắt nạt. Tỷ lệ này ở học sinh trung học phổ thông là 27%. Đáng lưu ý, tỷ lệ bắt nạt ở mức cao ở các trường có đa số học sinh là người da trắng. Học sinh da màu trong các trường này bị bắt nạt ngày càng nhiều. Một sự thật trần trụi trong ngành giáo dục tại nước Mỹ và cho đến hiện nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn tình trạng trên.

Bên lề câu chuyện này, gợi nhớ lại những bài viết hằn học, những lời bình luận mang tính chụp mũ, cào bằng tất cả của đám rận chủ khi cố tình mượn gió bẻ măng nhằm bôi nhọ ngành giáo dục Việt Nam.

Từ vấn đề bạo lực học đường tại Mỹ nghĩ về bản tính “tự nhục” của đám rận chủ

Đối tượng Phạm Minh Vũ thường xuyên chia sẻ các bài viết bôi xấu chế độ

Thậm chí có đối tượng lợi dụng một số vụ việc bạo lực tại học đường hoặc các hành xử “quái dị” của số ít thầy cô giáo đối với học sinh rồi vẽ nên một bức tranh biếm họa về tình hình giáo dục tại Việt Nam. Như trường hợp của một giáo viên Khúc Xuân Hoà, chủ nhiệm lớp 10A3, ở Trung tâm GDTX huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có hành động bạo lực với học sinh chỉ vì các em không mặc đồng phục rồi đổ thừa cho rằng đây chính là hệ lụy của giáo dục XHCN lâu nay luôn lấy tôn chỉ “bạo lực cách mạng” để giải quyết các bất hoà. Cho nên, từ học sinh thích dùng bạo lực cho tới giáo viên cũng dùng bạo lực để giải quyết…

Dù không dám so sánh nhưng qua chủ đề trên cho thấy rõ bản năng “tự nhục” của đám rận chủ quốc nội. Họ luôn bới lông tìm vết một số vụ việc nhỏ lẻ rồi dùng miệng lưỡi diều hâu để quy chụp, bôi xấu, đổ lỗi cho chế độ. Trong khi đó nạn bạo lực học đường tại Mỹ và các nước phương Tây diễn ra như cơm bữa, nhưng chưa bao giờ thấy họ dám phê phán hoặc lên án các hành vi như trên.

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG