Wednesday, January 15, 2025

Phản biện không phải cái gì cũng tiếp thu!

Với thái độ coi thường về tinh thần trọng thị lắng nghe của Chính phủ mới, Lê Ánh vừa chế diễu sự tự do ngôn luận của nhân dân vừa đòi “quyền được chống Chính quyền” cho những kẻ hèn hạ chống phá Đất nước. Điều này càng làm bộc lộ rõ âm mưu, thủ đoạn thấp hèn của những “nhà dân chủ rởm” trong con mắt nhân dân.

Vào ngày 19 tháng 4 năm 2021, Lê Ánh có bài viết “BÌNH MỚI, RƯỢU CŨ!” trên trang facebook Việt Tân. Bài viết bình luận câu phát biểu “Chính phủ phải lắng nghe ý kiến phản biện” của thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 15/4/2021 là giả tạo. Và đòi Đảng, Nhà nước phải thả tù nhân chính trị thì mới đúng là “lắng nghe ý kiến phản biện”.

Trong bài viết ngắn gọn của Lê Ánh có nêu lên ba điểm chính: Thứ nhất, từ trước tới nay Đảng, Nhà nước chưa bao giờ nghe ý kiến của dân; Thứ hai, ý kiến đóng góp phải thuận theo ý Đảng mà không phải là phản biện; Thứ ba, ý kiến của tù chính trị mới xứng đáng là phản biện và Đảng phải chấp nhận điều đó.

Phản biện không phải cái gì cũng tiếp thu!

Trước hết phải khẳng định: Quy kết rằng việc lắng nghe ý kiến người dân là “mị dân” và những ý kiến đó không được tiếp thu của Lê Ánh là hoàn toàn sai. Việc lấy ý kiến người dân ngay cả trước, trong và sau mỗi giai đoạn, mỗi hoạt động lớn và các nhiệm vụ cụ thể được tiến hành đầy đủ ở các cấp theo mức độ quan trọng của từng nội dung. Ví dụ như mới đây, qua tiếp thu những ý kiến đóng góp về việc yêu cầu chuẩn hóa đối với đội ngũ cán bộ, công chức, giáo viên với những chứng chỉ tiếng anh và tin học gây ra bất cập thì chính phủ đã hủy bỏ yêu cầu này. Điều đó khẳng định việc tiếp thu ý kiến được thực sự tiến hành theo các phương pháp cụ thể, khoa học chứ không phải bằng con đường “vểnh tai”, “hóng chuyện” trên facebook như những “nhà dân chủ rởm”. Chính những kẻ như Lê Ánh biến tốt thành xấu, là những con kiến khoét vào đê mới nên phải gạt bỏ những tham vọng hèn hạ để trở thành người có ích, đóng góp cho xã hội mội cách thực sự. Tin chắc rằng, những ý kiến của Lê Ánh khi hoàn toàn không vụ lợi cá nhân, vì mục tiêu ích nước, lợi nhà thì hoàn toàn xứng đáng được lắng nghe.

Bên cạnh đó, Lê Ánh cố tình áp đặt, chụp mũ khi nói ý kiến phản biện là phải thuận theo ý định của Đảng, của Nhà nước. Tất cả mọi người đều có thể suy xét đúng, sai một cách trực quan nhất là thông các phiên họp chất vấn, trả lời chất vấn quốc hội. Trên hội nghị, các đại biểu hoàn toàn đưa ra mặt trái, những nội dung bất cập, chưa làm được của Chính phủ để chất vấn trên cơ sở xây dựng Đất nước giàu, mạnh một cách vững chắc hơn. Ví dụ như trong khi Nhà nước đang tích cực khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời thì tại phiên thảo luận về tình hình KT-XH, đại biểu Ksor H’Bơ Khắp đã đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Công Thương về việc xử lý tấm pin sau khi sử dụng. Nữ đại biểu hỏi: “Những tấm pin đó được xử lý thế nào, đưa lên mặt trăng hay để nướng bò một nắng, đặc sản ở Gia Lai chúng tôi hay sao?”. Vậy thử hỏi “ý kiến phản biện đúng theo ý lãnh đạo” như tác giả nói là ở đâu? Đảng, Quốc hội, Chính phủ có cấm nhân dân nêu ra chính kiến của mình? Có cấm nhân dân đóng góp xây dựng phương hướng phát triển đất nước? Còn như bè lũ “dân chủ rởm” đòi quyền được lộng ngôn, cố ý nhục mạ ý chí toàn Đảng, toàn dân mà lại đòi hỏi sự dung thứ của những người ngay thẳng thì liệu có xứng đáng?

Cuối cùng, Lê Ánh rêu rao rằng sự “đấu tranh” của lũ bán nước tù chính trị, tụi phản cách mạng mới là sự phản biện. Về lý luận, phản biện là quá trình đánh giá, phân tích một vấn đề theo các cách nhìn khác nhau để làm sáng tỏ và khẳng định tính chính xác của vấn đề. Nhưng “phản biện” của Lê Ánh và đồng bọn thì là đặt điều, là bôi nhọ thành quả của cả một thể chế chính trị, văn hóa của cả dân tộc, nỗ lực xương máu của cha ông, tổ tiên, tô vẽ một tương lai ảo tưởng, phi thực tế để hướng tới mưu đồ của cá nhân mình. Khẳng định: đấy không phải phản biện, mà là phản động. Và tất cả những hành động đi ngược lại với lợi ích của Đất nước, đi ngược lại với sự tiến bộ của xã hội thì cần phải nghiêm trị theo đúng Hiến pháp và Pháp luật. Những kẻ hám quyền, hám tiền mà chống phá Cách mạng như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Duy Hướng, Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… bị bắt và xử lý trước pháp luật là hoàn toàn xứng đáng với tội lỗi của chúng gây ra đối với nhân dân và Đất nước. Hành vi phản động này không thể đánh đồng với sự phản biện cả về lý luận lẫn thực tiễn. Chính Lê Ánh đang lợi dụng quyền tự do, dân chủ để chống lại chính sự dân chủ đó.

Qua đó thấy được, cả bài “Bình mới, rượu cũ” này của Lê Ánh vẫn tiếp tục là sự tuyên truyền chống phá Đảng, chống Chính quyền quen thuộc của những tay bút Việt Tân. Tuy nhiên, cũng cần phải cảnh tỉnh mọi người tránh mắc mưu của những kẻ bẻ cong ngòi bút “dân chủ rởm” này mà vô tình phát tán thông tin, vô ý trở thành công cụ để bọn chúng lợi dụng. Đồng thời, phát huy tư duy phản biện, đấu tranh làm rõ ngay trên các bài của chúng để tránh người khác bị mê hoặc. Có như vậy, những kẻ như Lê Ánh sẽ “cháy nhà ra mặt chuột”. Từ đó trả lại môi trường lành mạnh để cho thế hệ trẻ phát triển trở thành những chủ nhân vững vàng của Đất nước trong tương lai, giúp Tổ quốc sánh ngang với cường quốc năm châu.

TQT

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG