Mới đây, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo về việc Việt Nam với tư cách thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) sẽ tham gia ứng cử vào vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Ngay sau đó trên mạng xã hội và một số trang mạng nước ngoài đã xuất hiện ý kiến công kích, xuyên tạc phủ nhận những thành tựu nhân quyền của Việt Nam.
Cụ thể, trên trang Đài Châu Á tự do (RFA) và VOA Tiếng Việt đăng tải các bài viết “Việt Nam tranh cử vào Hội đồng Nhân dân Liên Hợp Quốc” và “Thế giới cần áp dụng các chế tài với Việt Nam vì những đàn áp nhân quyền thời gian qua”. Trong bài viết, các trang mạng rêu rao “thành tựu nhân quyền Việt Nam 10 năm gần đây đáng quan ngại”, “Chính phủ hình sự hoá hoạt động biểu đạt chính trị, “đàn áp nhà báo độc lập và người bất đồng chính kiến”. Từ vụ án Đồng Tâm cho đến các đối tượng phạm pháp như Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang… hai trang mạng “kẻ tung người hứng”, cùng nhau ra rả về cái gọi là “đàn áp nhân quyền tại Việt Nam”…
Có lẽ dư luận đã quá quen thuộc với giọng điệu của RFA và VOA Tiếng Việt khi rất tích cực trong những hoạt động trên, bởi việc chống phá Việt Nam vốn là lý do tồn tại của các hải ngoại này, và nhân quyền luôn là vấn đề dễ “lên tiếng” và “kiếm cơm” nhất. Những trang này luôn bao che, ngụy biện cho những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận báo chí, sử dụng mạng xã hội vi phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội, cổ xúy, tuyên truyền chống phá đất nước và những thành quả đổi mới của toàn dân tộc Việt Nam. Trong nhiều năm qua, các tờ báo này đã đạo diễn lên rất nhiều các bản báo cáo, phúc trình, tuyên bố, kiến nghị, xếp hạng v.v… không đúng với tình hình thực tế tại Việt Nam nhằm bôi nhọ uy tín, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, tổ chức này cũng liên tục vu khống, xuyên tạc bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng tại Việt Nam. Thực tế, các thông tin mà các tổ chức này có chỉ là những thông tin phiến diện, một chiều từ phía chống đối chính quyền, những kẻ chống phá ở Việt Nam.
Xin khẳng định rằng, ở Việt Nam hoàn toàn không có những người gọi là “nhà hoạt động bất đồng chính kiến” bị bắt giữ và xét xử. Ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào, những đối tượng phạm pháp đều phải được xử lý nghiêm minh. Hoàn toàn không thể chấp nhận chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là “gia tăng đàn áp nhân quyền” như những luận điệu mà các cá nhân, tổ chức trên đưa ra. Với những đối tượng chống phá nhà nước như Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thành; hay các bị cáo giết người tại Đồng Tâm… họ đều là những đối tượng vi phạm pháp luật, có tội phải đền tội, không thể lấy đó làm “bằng chứng vi phạm nhân quyền” tại Việt Nam. Hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương LHQ và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Nhìn tự đại dịch Covid-19, có thể nói hiếm nước nào trên thế giới làm được những điều vì con người như ở Việt Nam. Với Việt Nam, nhân quyền không chỉ thể hiện qua quan niệm, chủ trương, chính sách mà còn thể hiện qua hành động thiết thực để nhân quyền thật sự trở thành giá trị xã hội, là tài sản của nhân dân. Từ khi bắt đầu cuộc chiến chống dịch Covid-19 đến tận thời điểm này, Việt Nam gần như là quốc gia duy nhất dám tuyên bố và đã thực hiện được tôn chỉ “không một ai bị bỏ lại phía sau”, sẵn sàng hy sinh một phần lợi ích kinh tế, ưu tiên bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân. Nếu Việt Nam vi phạm nhân quyền, không lắng nghe dân, không chăm lo cho lợi ích của người dân thì liệu có làm được điều này không? Hãy thử nhìn về nhân quyền của Mỹ, sau khi một công dân da màu George Floyd tử vong vì bị cảnh sát đè chân lên cổ khống chế suốt hơn 5 phút, đã khiến liên tiếp các cuộc biểu tình diễn ra khiến nước Mỹ điêu đứng trong một thời gian dài.
Chừng đó thôi cũng đủ để Việt Nam tự tin ứng cử vào vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Suy cho cùng việc RFA, VOA gào thét Việt Nam “không đủ tư” cách với loạt “dẫn chứng” bịa đặt là nhằm phá hoại đoàn kết dân tộc, chống lại lợi ích của người dân Việt Nam, cản trở đường phát triển của đất nước, tiến tới kịch bản bạo loạn lật đổ. Phải khẳng định một điều rằng những giá trị dân chủ, nhân quyền mà Việt Nam hướng đến là để phục vụ cho tất cả mọi người trong cộng đồng. Hơn ai hết, chính những người dân đang sinh sống tại Việt Nam là những người hiểu rõ nhất điều đó.
Hải Anh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
Theo: Hội Cờ đỏ