Ở Việt Nam hiện nay có một số đối tượng cơ hội chính trị vô cùng nguy hiểm. Khi đương chức, đương quyền thì họ tỏ ra là những cán bộ, đảng viên mẫu mực. Ấy vậy nhưng khi nghỉ hưu, họ lại quay ngoắt 180 độ, trở thành những phần tử chống phá cực kỳ “tích cực”.
Khi đối tượng trở cờ mở miệng
Những ngày gần đây, thông tin liên quan đến vụ án Đồng Tâm một lần nữa lại trở nên sôi động trên các trang mạng xã hội. Với phương châm tận dụng triệt để vụ án Đồng Tâm, những “nhà dân chủ” đã bám riết chặt chẽ vụ án, đẩy mạnh hoạt động xuyên tạc thông tin nhằm hướng lái dư luận theo hướng tiêu cực. Trong số các đối tượng đang tích cực lợi dụng vụ án Đồng Tâm, một cái tên rất đáng nhắc đến là Mạc Văn Trang. Vẫn bằng những lập luận lập lờ, phi lý, sai trái, thiếu căn cứ, Mạc Văn Trang cùng nhiều đối tượng khác giở giọng “mèo khóc chuột” cho các đối tượng trong vụ án Đồng Tâm và trắng trợn vu khống chính quyền.
Khách quan mà nói, Mạc Văn Trang là một người được công nhận là có học thức, mang học hàm Phó Giáo sư và học vị Tiến sĩ, từng có hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục trước khi về hưu vào năm 2002, và đã hơn 54 năm tuổi đảng. Trong lĩnh vực Giáo dục, với những kinh nghiệm và hiểu biết của mình, ông ta có thể coi là một chuyên gia. Vậy nhưng lạ lùng thay, một người chỉ công tác trong ngành Giáo dục như Mạc Văn Trang hiện nay lại tự cho mình là thẩm phán, điều tra viên để phán xét về việc điều tra, xét xử vụ án Đồng Tâm.
Trên trang facebook của mình, Mạc Văn Trang tiếp tục rêu rao luận điệu cho rằng không thực nghiệm hiện trường không có quyền kết án vụ Đồng Tâm, vu khống sự hi sinh của ba chiến sĩ công an bằng luận điệu “nếu 3 chiến sĩ công an đã chết cháy không phải như ‘kịch bản’ thì không thể vu oan giáng họa cho những người dân vô tội được”.
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên các đối tượng cơ hội chính trị rêu rao luận điệu như trên. Có những kẻ chẳng có một chút hiểu biết về pháp luật cũng như các biện pháp điều tra nhưng vẫn tự coi mình là chuyên gia. Trong vụ án Đồng Tâm, ngay trong phiên tòa sơ thẩm, đại diện cơ quan tố tụng đã khẳng định việc thực nghiệm điều tra là không cần thiết, không ảnh hưởng đến bản chất vụ án. Việc kết án là dựa trên chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra.
Trong luật tố tụng hình sự, nhiều biện pháp điều tra được quy định như hỏi cung, lấy lời khai người làm chứng, khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, giám định thương tật v.v… Về bản chất, thực nghiệm điều tra không phải là biện pháp điều tra bắt buộc nếu bản chất vụ việc đã được chứng minh qua các biện pháp điều tra khác. Đặc biệt, trong trường hợp lời khai của bị can phù hợp với hiện trường vụ án, phù hợp với lời khai của nhân chứng, phù hợp với tài liệu, chứng cứ, vật chứng thu thập được tại hiện trường thì việc thực nghiệm điều tra là không cần thiết. Và nếu theo kiểu tư duy của Mạc Văn Trang, phải chăng trong các vụ án hiếp dâm, nếu không thực nghiệm được hành vi hiếp dâm của bị cáo thì tòa cũng không thể kết án?
Thực tế, trong vụ án Đồng Tâm, các bị đối tượng phạm tội đã cúi đầu nhận tội. Đồng thời, cơ quan chức năng đã đã thu thập được rất nhiều tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội. Vì vậy, không có cơ sở gì để Mạc Văn Trang cũng như nhiều đối tượng khác cho rằng “không thực nghiệm hiện trường không có quyền kết án vụ Đồng Tâm”. Nói thẳng, đây cũng chỉ là một cái cớ để ông chuyên gia ngành Giáo dục xuyên tạc vụ án, tấn công chính quyền.
Những kẻ vô ơn
Lâu nay, người ta hay dùng nhắc đến những kẻ “trở cờ”. Đó là những đối tượng từng là cán bộ, đảng viên, những trí thức có vị thế, chỗ đứng trong xã hội và được Đảng, Nhà nước tạo điều kiện phát triển, cống hiến. Tuy nhiên, khi nghỉ hưu, khi hết chức, hết quyền lợi, xuất phát từ những lý do vị kỷ, cá nhân, những kẻ ngày lại quay lưng, đối đầu với Đảng, Nhà nước và tiến hành nhiều hoạt động xuyên tạc, chống phá đất nước. Lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, dân chủ, nhân quyền, các đối tượng này tiếp xúc, quan hệ mật thiết với những đối tượng phản động, cơ hội chính trị; tiến hành các hoạt động xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; phủ nhận sạch trơn những công lao của Đảng đối với dân tộc; phê phán, suy diễn, nhìn nhận sai lệch về tình hình đất nước.
Mạc Văn Trang là một minh chứng tiêu biểu về “trở cờ”, “ăn cháo đá bát”, phản nước, hại dân. Không chỉ lợi dụng vụ án Đồng Tâm, Mạc Văn Trang còn tích cực lợi dụng các vấn đề nóng, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước để tiến hành xuyên tạc thông tin, chống phá Đảng, Nhà nước.
Những lời từ miệng Mạc Văn Trang ngày hôm nay, không còn chỗ để gọi là một trí thức, một công dân Việt Nam ưu tú, như người ta đã lầm tưởng khi ông ta còn đương chức, đương quyền.
Theo: Hội Cờ đỏ