Lợi dụng việc TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử vụ án Đồng Tâm, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị tiến hành xuyên tạc thông tin, đánh lạc hướng dư luận nhằm công kích chính quyền. Thậm chí, có những có còn móc nối vụ án với tình hình chính biến tại Myanmar để rêu rao luận điệu sai lệch rằng Myanmar và Đồng Tâm giống nhau khi lực lượng an ninh tấn công người dân.
Xuyên suốt toàn bộ vụ việc Đồng Tâm, có thể thấy bóng dáng của các “nhà dân chủ”, “nhà nhân quyền” – thực chất là những đối tượng chống phá, cơ hội chính trị nguy hiểm – xuất hiện với tần xuất dày đặc. Trước khi vụ án ngày 09/01/2020 diễn ra, chúng ta đã bắt gặp cảnh các đối tượng trên “bắt sóng”, “móc nối” với các đối tượng trong cái gọi là “Tổ đồng thuận” để hỗ trợ, giúp sức cả về vật chất và tinh thần. Nhận được sự “dẫn đường chỉ lối” của các đối tượng chống phá, “Tổ đồng thuận” đã tiếm danh “nhân dân Đồng Tâm” để kêu gọi chính phủ các nước, các tổ chức bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Khi vụ án Đồng Tâm diễn ra, một loạt “kền kền dân chủ” cũng bu bám, lên mạng bình xét, phá án và quy chụp sự khách quan của cơ quan chức năng. Hay một diễn biến khác, trong ngày giỗ của Lê Đình Kình, các “con buôn dân chủ” cũng không quên “khóc mướn”, lên mạng đánh bóng thứ đạo đức trá hình của bản thân bằng cách “cầu nguyện cho Lê Đình Kình”…
Những “tiếng loa rè”
Chúng ta cũng biết, tình hình căng thẳng leo thang tại Myanmar đang nhận được sự chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sau những cuộc đụng độ giữa người biểu tình và quân đội, số thương vong ngày càng cao. Thế nhưng, lợi dụng tình hình Myanmar và sự quan tâm của cộng đồng, các “nhà bình loạn” người Việt đã ngay lập tức bẻ lái, đánh võng thông tin, so sánh một cách khập khiễng trên cơ sở cảm tính chủ quan của bản thân để đưa ra những nhận định sai trái. Ccs đối tượng này đang cố tình tiến hành một “chiến dịch truyền thông bẩn” để gây nhiễu loạn tình hình. Thông qua những luận điệu được đưa ra, một mặt các đối tượng gây sức ép cho cơ quan tố tụng khi xét xử phúc thẩm vụ án Đồng Tâm; mặt khác, những kẻ này vu khống, bôi nhọ Đảng, Nhà nước Việt Nam, kích động sự hoài nghi trong một bộ phận người dân để từ đó tìm cách hướng lái, thay đổi nhận thức của những người nhẹ dạ cả tin, hình thành lực lượng chống đối Đảng, Nhà nước trong xã hội Việt Nam.
Những luận điệu xấu, độc hại, sai trái mà các “mõ làng dân chủ” đang rêu rao có thể kể đến như: “Myanmar và Đồng Tâm giống nhau: các lực lượng an ninh giết dân”, “Nhà cầm quyền CSVN đã huy động hơn 3000 người thuộc lực lượng an ninh đã bắn chết cụ Lê Đình Kình vào giữa đêm khuya”, “Nhà cầm quyền CSVN còn muốn tru di tam tộc gia đình cụ Kình, nên đã bắt và kết án tử hình 2 người con của cụ Kình là ông Lê Đình Công (56 tuổi), Lê Đình Chức (40 tuổi). Ngoài ra còn kết án chung thân con trai ông Công là Lê Đình Doanh (32 tuổi)” v.v…
Đồng Tâm nào giống Myanmar?
Việc các đối tượng xấu tiến hành so sánh tình hình tại Myanmar và Đồng Tâm là hoàn toàn khập khiễng, thiếu tính khách quan và phi lý.
Nói về nguyên nhân và bối cảnh diễn ra hai sự kiện, vụ án Đồng Tâm bắt nguồn từ hành động tranh chấp đất quốc phòng của cái gọi là “Tổ Đồng thuận” do Lê Đình Kình đứng đầu. Thực tế, những khiếu nại, tố cáo của “Tổ Đồng thuận” đã được các cơ quan chức năng, trong đó có Thanh tra Chính phủ, giải quyết một cách đúng pháp luật. Vậy nhưng thay vì chấp hành các kết luận thanh tra, những kẻ này vẫn tiến hành các hoạt động chống đối, thậm chí là chuẩn bị vũ khí để chống đối đến cùng với các cơ quan chức năng. Đây là hành động thể hiện sự coi thường pháp luật của những kẻ mà các đối tượng “dân chủ” vẫn ca ngợi là “dân oan”. Và cũng phải nói thêm, chính các đối tượng trong “Tổ Đồng thuận” đã dùng vũ khí, bom đạn tấn công lực lượng chức năng khi đang thi hành công vụ, hệ quả là 3 cán bộ công an đã hi sinh. Các đối tượng phạm tội cũng đã nhận thức được hành vi sai trái của mình và cúi đầu nhận tội. Vì vậy, chẳng có lý do gì để các đối tượng “thêm muối, thêm mắm” xuyên tạc vụ án.
Trong khi đó, những căng thẳng tại Myanmar bắt nguồn từ cuộc chính biến do lực lượng quân đội tiến hành khi bắt giữ các lãnh đạo của chính quyền dân sự nước này. Hay nói cách khác, vụ việc tại Myanmar là vấn đề hoàn toàn mang tính chất chính trị. Việc lấy một vụ án hình sự để so sánh với một vấn đề chính trị là một sự so sánh khập khiễng, nếu không nói là lố bịch. Đó là chưa kể, những nhận định, luận điệu, phương diện so sánh đều hoàn toàn thiếu khách quan, sai lệch.
Các đối tượng vẫn rêu rao “3000 người thuộc lực lượng an ninh đã bắn chết cụ Lê Đình Kình vào giữa đêm khuya”. Xin thưa, “3000 người” ấy, nếu có – bởi con số này gần như cũng là tác phẩm tưởng tượng của các đối tượng – là đang thực thi nhiệm vụ bảo vệ sân bay Miếu Môn. Ngay từ chiều, bom xăng, dao phóng lợn đã bay về phía lực lượng đóng quân bảo vệ sân bay. Ai là kẻ “ra tay” tấn công, các nhà “dân chủ” đừng giả đò câm điếc. Và nói thẳng, nếu có chuyện “đàn áp” thì có thật là cần đến 3 ngàn quân, thưa các nhà “bình luận”? Việc lực lượng chức năng tiêu diệt Lê Đình Kình là hậu quả khó tránh khỏi từ sự chống đối quyết liệt, manh động của đối tượng.
Không chỉ riêng tại Việt Nam mà tại bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, khi những kẻ phạm tội ngoan cố, tấn công chống trả các lực lượng đang thi hành nhiệm vụ chắc chắn cũng sẽ bị tiêu diệt. Việc các “nhà dân chủ” bao biện cho các hành vi giết người man rợ của các bị cáo, cũng có thể xem là một tội ác không thể dung thứ.
Bảo An
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
Theo: Hội Cờ đỏ