Lợi dụng hình ảnh về tấm gương quả cảm của anh Nguyễn Ngọc Mạnh trong vụ cứu cháu bé rơi từ tầng 12 một số đối tượng cơ hội chính trị, bất mãn lại sử dụng chiêu trò bôi nhọ, hạ thấp vai trò của chính quyền trong đảm bảo an ninh và an sinh xã hội.
Trên trang mạng facebook Việt Tân vào ngày 02/03/2021 có bài viết với tiêu đề “Giá như” của tác giả Phạm Minh Vũ. Đây là một bài dài 515 từ viết nhân sự kiện của anh Nguyễn Ngọc Mạnh cứu cháu bé rơi từ tầng 12. Tuy nhiên, khi đọc ra thì chỉ có phần mở đầu bài viết của Vũ là ca ngợi sự quả cảm và gửi lòng biết ơn tới anh Mạnh. Còn lại đến 80% dung lượng bài viết, Phạm Minh Vũ cố gắng bôi nhọ đạo đức xã hội, toàn bộ cơ quan nhà nước và chế độ Xã hội Chủ nghĩa tại Việt Nam. Trong bài viết của mình, với lối viết có chủ ý quy chụp, viện dẫn vô lối từ đó Phạm Minh Vũ đưa ra hai vấn đề: ‘Thứ nhất, tại Việt Nam, tính mạng con người luôn bị coi rẻ do nhà nước và sự thờ ơ trong xã hội. Thứ hai, cơ quan nhà nước làm việc vì tư lợi mà không vì nhân dân’.
Trước hết, phải hỏi ngược Phạm Minh Vũ rằng có bằng chứng nào chứng minh rằng ‘ở Việt Nam tính mạng con người luôn bị coi là rẻ do Nhà nước thờ ơ trong xã hội’ ?. Thực nực cười, bằng chứng hiện hữu nhất là Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đã, đang tiến hành rất hiệu quả để bảo vệ con người, mà trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người trước đại dịch Covid-19 mà không một quốc gia nào có thể so sánh được với Việt Nam. Cho đến nay, thế giới đã có gần 115 triệu ca nhiễm và hơn 2,5 triệu ca tử vong. Trong khi đó, tại Việt Nam mới chỉ có 2.448 ca nhiễm và 35 ca tử vong. Vậy, xin hỏi Minh Vũ nước nào bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân tốt hơn ? Thử so sánh với Mỹ-một quốc gia mệnh danh bậc nhất dân chủ, tự do thì thấy tính đến nay Mỹ đã có 29.305.741 ca nhiễm và 527.050 ca tử vong thì thấy ngay quốc gia nào ‘coi rẻ tính mạng con người, tính mạng người dân’. Nếu theo cách nói của Phạm Minh Vũ thì hóa ra ‘Mỹ coi rẻ tính mạng người dân gấp gần 16 nghìn lần nếu so với Việt Nam’.
Đồng thời với điều đó, có lẽ khi viết bài, Vũ đã phải nhắm chặt hai mắt, che kín hai tai để không thấy được, không nghe đến hàng vạn chiến sĩ quân đội, công an; hàng vạn y, bác sĩ đang ngày đêm oằn mình chống dịch. Hay trước đó các cơ quan, tổ chức đã phối hợp cùng nhân dân nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai sau nhưng cơn bão đổ ập vào miền trung năm 2020. Như Thiếu tướng Nguyễn Văn Man – người đã hy sinh trên đường làm nhiệm vụ chống bão năm 2020 – đã từng nói: “Nhân dân đang cần chúng ta đến, thì bất luận có hy sinh cũng phải đến”. Có thể thấy, Phạm Minh Vũ đã lợi dụng những vụ việc vi phạm cá biệt để chụp mũ cho cả một chế độ chính trị, một chính quyền nhân dân. Đây là điều không thể đánh đồng, ví dụ như vụ biểu tình tại Mỹ về cái chết của George Floy năm 2020 đã tạo làn sóng cướp phá tài sản tại rất nhiều bang. Tuy nhiên không thể đánh giá là an ninh của Mỹ kém chỉ sau một vụ việc như vậy. Cho dù đó là giấc mơ tự do kiểu Mỹ là Phạm Minh Vũ đang hướng đến, nhưng Vũ đã giả điếc, giả mù mà coi như không biết.
Qua bài viết “Giá như” cho thấy mục đích của Phạm Minh Vũ đang cố gắng đề cao chủ nghĩa anh hùng cá nhân nhằm chụp mũ sự yếu kém về tổ chức chính quyền. Một lý do phi logic và rất nực cười khi cố gắng lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia kiểu như vậy. Như Mamadou Gassama – một người nhập cư bất hợp pháp tại Pháp – đã được tổng thống Pháp trao tặng quốc tịch Pháp sau hành động năm 2018 cứu một đứa trẻ 4 tuổi bị treo lơ lửng trên ban công tầng 4. Hành động đó cũng tương tự như anh Nguyễn Ngọc Mạnh cứu cháu bé rơi từ tầng 12. Đó là sự ghi nhận, vinh danh và tấm gương lan tỏa cho xã hội chứ không phải là cái cớ miệt thị, bôi nọ vai trò của Nhà nước; là công cụ để những kẻ như Vũ chống phá chính quyền.
Thông thường, những kẻ bất nhân, bất nghĩa thì lại hay nói giọng đạo đức, phán xét và trường hợp Phạm Minh Vũ so sánh cũng không ngoại lệ. Phạm Minh Vũ càng so sánh càng cho thấy sự thấp hèn về lương tri, sự tha hóa về nhân phẩm, đạo lý của những kẻ luôn ‘vỗ ngực’ đấu tranh vì tự do, vì dân chủ, vì con người. Phạm Minh Vũ lộ rõ chân tướng của một kẻ hận thù, cơ hội chính trị khi sử dụng hình ảnh của người hùng Nguyễn Ngọc Mạnh để hạ thấp vai trò của chính quyền Việt Nam trong công tác bảo vệ, đảm bảo, chăm lo cho người dân. Tuy nhiên, chiêu trò này lại ‘phản tác dụng’ không những ‘người dân Việt Nam’ quay lưng lại với chính quyền mà càng tin yêu chính quyền hơn, nhất là chung sức, đồng lòng, giải quyết mọi khó khăn trong khắc phục, giải quyết các hậu quả do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Chắc chắn rằng, sự quay lưng của người dân với những kẻ chỉ biết ‘tìm cơ hội’ để hạ thấp vai trò của chính quyền không chỉ là sự ‘im lặng’ mà còn là sự lên án về lương tâm, đạo lý đối với những kẻ mượn danh ‘hoạt động đấu tranh dân chủ’ để phá hoại dân chủ của đất nước Việt Nam.
TTD
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Theo: Hội Cờ đỏ