Saturday, November 23, 2024

Phải phạt thật nặng những kẻ lấy nhân phẩm người khác ra làm trò đùa

Bị đánh ghen nhầm giữa phố, nạn nhân chịu biết bao tai tiếng, danh dự và uy tín của một con người bị chà đạp. Đã nhiều năm trôi qua, nhưng chị N.T.T – nạn nhân của vụ việc vẫn chưa thể nào hòa nhập cộng đồng. Đó là một trong những hậu quả của việc hiện nay chúng ta chưa có bộ luật nào đủ tính răn đe với những kẻ thực hiện hành vi mất tính người, xâm phạm quyền riêng tư.

Phải phạt thật nặng những kẻ lấy nhân phẩm người khác ra làm trò đùa
Còn nhớ bức ảnh ảnh, khi báo chí phản ánh học sinh đều nhận giấy khen, và chỉ có 1 em không có, đã lan truyền rộng trên mạng xã hội. Nhưng hầu hết các trang báo đều không che hình của các em học sinh.

Xuất phát từ việc chị Huê nghi vấn chồng ngoại tình, chị mướn giang hồ theo dõi hành tung của chồng, mua thông tin số điện thoại, địa chỉ nơi làm việc của chị N.T.T – người bị cho là bố nhí của chồng chị Huê. Cùng với những tay chân giang hồ thuê mướn, chị Huê chặn nạn nhân ngay trước cổng nhà, hành hung, quay clip tung lên mạng xã hội. Khi bị mời về trụ sở cơ quan công an làm việc, chị Huê đã hồn nhiên khai rằng dễ dàng mua được tất cả thông tin liên quan đến chị N.T.T, ngoài số điện thoại cá nhân, cơ quan làm việc, thì còn có cả số điện thoại của người thân.

Sự thật là không hiếm các trường hợp như chị N.T.T bị xúc phạm danh dự, bị xâm phạm quyền riêng tư, số điện thoại và thông tin cá nhân lại trở thành sản phẩm giao dịch cho những kẻ trục lợi bất chính. Thậm chí chỉ cần một vài thao tác nhỏ là tìm ra ngay nhiều đường dây bán cả danh sách số điện thoại của khách hàng BMW, khách đầu tư vàng, thành viên câu lạc bộ doanh nhân, danh sách phụ huynh học sinh, danh sách khách hàng các dự án bất động sản, khách hàng có thu nhập cao. Từ những sự kinh doanh thông tin cá nhân bất hợp pháp đó, mà hàng ngày, biết bao người dân bị làm phiền bởi đội quân “thần sầu” chào mua bất động sản, bán bảo hiểm, vay tín dụng đen, vay tín chấp, thẩm mỹ viện liên lạc chèo kéo, gây mất thời gian và biết bao bức xúc.

Chị B.M, nhân viên thu ngân của một siêu thị tại Hà Nội bức xúc: “Đang giờ làm việc không nghe điện thoại, đến khi nghỉ trưa mở điện thoại xem thì có cả chục cuộc gọi nhỡ. Vội vàng điện lại thì toàn là được chào mời mua bất động sản, chứng khoán. Mình từ chối nhưng hết số này điện, đến số kia, chặn số này thì số khác gọi đến, rất phiền phức, mà quanh đi đảo lại, giọng nói cũng nhiêu đó người”.

Có những kẻ mua thông tin dữ liệu của cả gia đình có kinh tế, táo tợn, bất chấp dùng mọi lời lẽ để mồi chài, bán cho bằng được một cái bảo hiểm nhân thọ. Có người táo tợn lương tâm khi sẵn sàng lấy tính mạng của con trẻ ra làm mồi nhử. Anh M.H từng bức xúc chia sẻ trên facebook cá nhân: “Đang chạy xe ngoài đường, có một em trai điện với giọng vội vã hỏi, có phải anh là bố của cháu H.N đang học ở trường Mạc Đĩnh Chi không? Em ấy nói rõ lớp học và giáo viên chủ nhiệm của con. Tôi dừng ngay xe lại, thót tim, mặt tím tái, cứ nghĩ con mình có chuyện gì rồi. Vậy mà, sau một vòng kéo chuyện, 2, 3 câu thì lòi ra thằng nhãi ranh mời mua bảo hiểm, nhỡ con bị tai nạn được đền bù số tiền lớn. Mà kiểu gì nó có được cả hồ sơ bệnh án của con mình”.

Phải phạt thật nặng những kẻ lấy nhân phẩm người khác ra làm trò đùa
Cầu thủ sáng giá của Việt Nam cũng nằm trong Top nạn nhân bị xâm phạm quyền riêng tư, bị hack facebook và tung lên những hình ảnh nhạy cảm của cá nhân, khiến uy tín và danh dự bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cảm thấy rất rõ, những trường hợp bán thông tin cá nhân giữa thanh thiên bạch nhật diễn ra ngày càng nhiều, nhu cầu bán và mua nhộn nhịp, công khai không khác gì “sàn giao dịch” chứng khoán. Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ tình trạng này diễn ra nhan nhãn và ngày càng công khai trên mạng xã hội, một phần là do luật pháp xử lý chưa đủ mạnh và cụ thể với những trường hợp trên. Người dân cũng sốt ruột khi Bộ Công an xây dựng đề án, Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong suốt một năm qua.

Đầu năm 2021, tin vui là dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân được Bộ Công an công bố và cho biết đang trong giai đoạn kiện toàn, xin ý kiến của các cấp có thẩm quyền.

Lướt sơ qua dự thảo của Nghị định này, rất nhiều người dân, đặc biệt là với những ai đã và đang là nạn nhân của các đối tượng xâm phạm dữ liệu cá nhân, đều bày tỏ sự hài lòng và ủng hộ khi Bộ Công an đã đề xuất xử phạt rất nặng với hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân. Với việc tiết lộ tên, năm sinh, số điện thoại… người khác trái phép, số tiền phạt đã lên đến 80 triệu đồng; xử phạt từ 50 đến 80 triệu đồng với trường hợp cá nhân, tổ chức tiết lộ, chia sẻ các dữ liệu cá nhân trái phép, chưa được sự đồng ý của cá nhân, gây tổn hại đến nhân phẩm danh dự của người bị tiết lộ; phạt đến 100 triệu đồng với các hành vi vi phạm đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Thẩm quyền xử phạt hành chính với các hành vi trên là Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an. Những quy định này sẽ quét sạch và xử lý tận gốc được những đường dây buôn bán thông tin cá nhân. Các trung tâm đang nắm giữ thông tin giao dịch của khách hàng cũng sẽ có trách nhiệm, cẩn trọng hơn trong vấn đề bảo mật thông tin khách hàng, dù vô tình hay cố tình để lộ lọt ra bên ngoài, sẽ phải chịu trách nhiệm, với số tiền phạt không hề nhỏ.

Với đề xuất phạt nặng như trên của Bộ Công an, nếu dự thảo của Nghị định này được thông qua, thì tin chắc rằng sẽ ngăn chặn đáng kể tình trạng bát nháo, bất cập hiện nay của thị trường buôn bán thông tin cá nhân, đồng thời thiết lập lại trật tự an toàn thông tin. Việc xử lý thật mạnh tay và trừng phạt thích đáng bất kể cá nhân nào sử dụng thông tin cá nhân của người khác làm công cụ giao dịch, trục lợi bất chính nêu trên, sẽ là bài học trực quan sinh động nhất, cho những kẻ muốn sống bằng nghề bán thông tin này.

Trong thời buổi, giao dịch ngân hàng cũng cần khai báo dữ liệu cá nhân, mua vé tàu – máy bay hay mua sim điện thoại cũng đăng ký bằng giấy chứng minh nhân dân, chính phủ vận hành theo đường hướng kiến tạo – hành chính công, thì việc cho ra đời bộ luật bảo vệ dữ liệu cá nhân hợp pháp cho người dân là điều cấp bách và vô cùng ý nghĩa. Người dân cần được bảo vệ, cần được thụ hưởng sự an toàn cả ngoài đời thực và trên không gian mạng. Sự siết chặt trong công tác quản lý của Bộ Công an nói chung, Cục A05 nói riêng là sự tăng cường thiết lập an ninh, cả đời và mạng ảo, góp phần đem lại cuộc sống bình an cho người dân, tạo nên môi trường sống trong sạch, lành mạnh.

Phải phạt thật nặng những kẻ lấy nhân phẩm người khác ra làm trò đùa
Theo dự thảo Nghị định, thẩm quyền xử phạt hành chính với các hành vi trên là Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an.

Điều 12 trong dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân nêu rõ, xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân:

1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Vi phạm quy định về quyền của chủ thể dữ liệu liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân;

b) Vi phạm quy định về tiết lộ dữ liệu cá nhân;

c) Vi phạm quy định về hạn chế quyền tiếp cận dữ liệu cá nhân

d) Vi phạm quy định về sự đồng ý của chủ thể dữ liệu đối với dữ liệu cá nhân;

đ) Vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân sau khi chủ thể dữ liệu chết;

e) Vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu;

g) Vi phạm quy định về thông báo cho chủ thể dữ liệu về việc xử lý dữ liệu cá nhân;

h) Vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hoặc thống kê;

i) Vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân tự động;

k) Vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em;

l) Vi phạm quy định về độ chính xác của dữ liệu cá nhân;

m) Vi phạm quy định về lưu trữ, xóa, hủy dữ liệu cá nhân.

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không áp dụng biện pháp kỹ thuật và xây dựng quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân;

b) Vi phạm quy định về đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm;

c) Vi phạm quy định về chuyển dữ liệu cá nhân qua biên giới;

d) Vi phạm lần 2 đối với những hành vi được quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền tối đa 5% tổng doanh thu của Bên xử lý vi phạm dữ liệu cá nhân tại Việt Nam đối với các hành vi:

a) Vi phạm lần 3 đối với những hành vi được quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Vi phạm lần 2 đối với những hành vi được quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ xử lý dữ liệu cá nhân từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng văn bản đồng ý xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm và chuyển dữ liệu cá nhân ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này.

Ái Vi

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG