Thursday, October 31, 2024

Mọi người cần phải tỉnh táo chọn lọc thông tin khi tham gia mạng xã hội

Ngoài việc ngày càng thu hút người dùng tham gia do sự phát triển vũ bão của công nghệ, của internet tốc độ cao, Facebook của Mark Zuckerberg ngày càng bổ sung nhiều chức năng hấp dẫn đến khó tin mà bất cứ kênh thông tin nào cũng phải lo ngại.

Mọi người cần phải tỉnh táo chọn lọc thông tin khi tham gia mạng xã hội

Với đông đảo người sử dụng facebook, mạng xã hội này đang biến mỗi người thành một phóng viên, một biên tập viên, một tổng biên tập và thực hiện xuất bản liên tục, kể cả truyền hình trực tiếp ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là giới trẻ.

Không còn nghi ngờ gì nữa, kênh truyền thông xã hội này hiện đang đi vào ngõ ngách của cuộc sống. Từ chị bán hàng xén, đến những siêu thị trực tuyến; Từ việc kết nối bạn bè, chia sẻ thông tin cá nhân, ghi lại các sự kiện đáng nhớ đến việc trở thành mối quan tâm chính thức trong chương trình nghị sự của chính phủ, của chính quyền các cấp, của các tổ chức nghiên cứu khoa học. Tất cả các tương tác, các mối quan hệ xã hội, giao dịch thương mại, hợp đồng kinh tế, trao đổi thông tin… đều có thể diễn ra dễ dàng trên facebook. Các tiện ích ngày càng “mở”, thân thiện và hữu ích với người dùng.

Với lợi thế đó, facebook sẽ trở thành công cụ hữu ích trong tay người có nền tảng tri thức và văn hoá, trong tay người tốt. Ngược lại, nó sẽ trở thành thảm hoạ trong tay người không có học vấn nhất định, trong tay kẻ xấu.

Thực trạng sử dụng facebook ở Việt Nam và của thế giới hiện nay là như vậy. Đầy rẫy trên facebook là thông tin. Nhưng không dễ để nhận biết đâu là tin giả, đâu là tin thật, đâu là thông tin suy đoán, đâu là thông tin bị xào xáo, méo mó, thông tin chưa kiểm chứng. Tính bầy đàn, a dua, thiếu trách nhiệm khi like, share, comments các thông tin đã gây ra những sự cố, thậm chí là khủng hoảng, có khi huỷ hoại cả một thương hiệu, một doanh nghiệp, một tổ chức, hoặc một số phận con người.

Một thông tin tốt, có thể là một dòng trạng thái tỏ thái độ về một hành vi vi phạm pháp luật, một mẩu tin khách quan về một sự vật, hiện tượng; có thể là dẫn link về một bài báo có ích cho cộng đồng, về một tấm gương người tốt việc tốt hoặc đấu tranh với tham nhũng, với thói hư tật xấu… Đối với thông tin này lượng like rất hạn chế.
Nhưng hễ có tin xấu, là những thông tin dạng “biến căng”, “hót hòn họt” về bóc phốt, đánh ghen, ngoại tình, chửi bới chế độ… thì số người view, like, comment, share rất lớn. Và như vậy, tin xấu lan toả đến mức chóng mặt. Cái xấu vô tình được quảng bá mạnh mẽ.

Đặc biệt, các thế lực thù địch đã lợi dụng Internet và mạng xã hội làm công cụ tiến hành các hoạt động thu thập tin tức, tuyên truyền, cổ súy cho hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Lợi dụng thông tin thiếu kiểm chứng, thông tin nguỵ tạo, chúng kích động tư tưởng, lối sống thực dụng, hưởng thụ, làm lu mờ các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống, xét lại và xuyên tạc lịch sử… nhằm gây hoang mang, kích động dư luận xã hội, làm cho người sử dụng mạng xã hội có góc nhìn lệch lạc về những gì đang diễn ra, từ đó tạo sự hoài nghi, làm giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Bằng cách đưa thông tin một chiều về các vấn đề tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí,… lấy các hiện tượng quy kết thành bản chất, rồi thổi phồng thành những “sai lầm cố hữu” nhằm gây tác động xấu đến tư tưởng, tâm lý độc giả.

Đặc biệt, chúng lợi dụng một số đối tượng, trong đó có cả những người đã từng hoạt động trong cơ quan báo chí viết bài viết tung lên mạng để xuyên tạc, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN ở nước ta.
Mắc vào cái bẫy “diễn biến hòa bình”, thời gian qua, cá biệt có lãnh đạo cơ quan báo chí, phóng viên đã bộc lộ tư tưởng báo chí cực đoan, lệnh lạc, quá nhấn mạnh vai trò “phản biện”, lạm dụng “quyền lực xã hội” để đưa các bài viết chống phá Đảng, Nhà nước.

Hơn bao giờ hết, mỗi người, mỗi cá nhân sử dụng mạng xã hội hãy thể hiện trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội, bản lĩnh, tỉnh táo trước chợ thông tin hỗn độn, náo nhiệt nhưng cũng hết sức nguy hiểm. Mỗi tài khoản cá nhân hãy tự tạo cho mình một cơ chế phản vệ trước thông tin xấu độc, từ đó mà có thái độ ứng xử tích cực khi tham gia mạng xã hội facebook

Công Bao

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG