Tâm tình của một tín đồ sau đợt thuyên chuyển, bổ nhiệm linh mục giáo phận Vinh
Thời gian gần đây, Văn phòng Tòa giám mục Xã Đoài đã ra Thông báo về việc thuyên chuyển, bổ nhiệm 30 linh mục của giáo phận. Đây là đợt thuyên chuyển, bổ nhiệm lớn nhất từ khi Đức cha Anphong về giáo phận Vinh nhưng không phải là bất thường vì Đức cha Phaolo đã có đợt thuyên chuyển, bổ nhiệm nhiều nhất là 108 linh mục. Thế nhưng sau khi có thông báo của Văn phòng con thấy trên mạng xã hội, có nhiều “lời ra tiếng vào” về việc thuyên chuyển, bổ nhiệm lần này như một sự kiện bất thường. Con mạo muội xin nêu một vài nhận định của con về việc này:
Việc sắp xếp thuyên chuyển linh mục là việc hết sức bình thường của đấng bản quyền trong điều hành và quản lý giáo phận. Có trường hợp vì lý do lợi ích giáo dân thì cha xứ phải thuyên chuyển, có trường hợp cha xứ đã làm mục vụ quá lâu ở một giáo xứ thì cũng cần phải được thuyên chuyển, có trường hợp cha xứ có vi phạm nhỏ về phẩm hạnh hoặc trong quan hệ với giáo dân hay chính quyền có trục trặc nên phải thuyên chuyển để tạo môi trường làm việc mới thuận lợi hơn; cũng có trường hợp phải cho cha xứ tạm ngưng mục vụ nếu thấy tiếp tục làm mục vụ sẽ không có lợi cho sức khỏe, danh dự của cha hay không đáp ứng nhu cầu của giáo dân…
Nhà thờ giáo phận Vinh
muội nêu một số lý do có thể là nguyên nhân của sự việc:
Thứ nhất, cha Anton dường như chỉ tập trung vào đấu tranh cho công lý, hòa bình, chống cộng sản mà quên mất sứ vụ nuôi dưỡng phần hồn của bà con giáo dân; bà con giáo dân giáo xứ Phú Yên hay Mỹ Khánh đều phải dành nhiều thời gian để nghe, tham gia hoạt động đấu tranh của cha nên mất thời gian làm ăn, phát triển kinh tế, phát triển giáo xứ khiến cho cuộc sống của bà con khó khăn, vất vả dù nổi tiếng trên mạng xã hội. Con từng nghĩ, cha Anton “tâm huyết” với việc đấu tranh cho công lý hòa bình hay cha muốn lợi dụng danh
nghĩa con cái Chúa để dễ bề tạo danh, kiếm lợi?
Linh mục Anton Đặng Hữu Nam
Thứ hai, cha Anton đã bị u não một thời gian dài, từ khi còn đang quản xứ Phú Yên. Không biết có phải do bệnh tật hay không mà cha Anton rất nóng tính, khó chịu với giáo dân làm trái ý mình, không ít lần gay gắt mắng chửi thậm tệ, thậm chí đánh đập giáo dân khiến cho nhiều người hoang mang, lo sợ và không dám lên tiếng góp ý hay phản đối các quyết định của mình (anh In, anh Hoàng, anh Phong hay các em Hoạt, Lực… là những người trực tiếp
bị đánh, chửi là những người rõ nhất).
Vì vậy, đáng ra cha Anton phải biết ơn Đức cha Anphong vì được phép “nghỉ hoạt động mục vụ” để đảm bảo sức khỏe, thậm chí có thời gian sống ảo, tác chiến mạng cùng với các anh chị em dân chủ; nhưng không hiểu vì sao cha Anton không những không lên tiếng cảm ơn và bảo vệ Đức cha Anphong mà lại đồng tình, chia sẻ những ý kiến trái chiều phỉ báng, xúc phạm đức cha Anphong, người ở vị trí cao và có tầm nhìn xa cho cộng đồng giáo phận, như lời hứa “vâng phục cha và các đấng kế vị cha” chỉ là chót lưỡi đầu môi.
Cuối cùng, khi chúng ta chưa biết được mục đích, suy nghĩ sâu xa của Đức cha Anphong khi quyết định cho cha Anton được nghỉ hoạt động mục vụ thì cần tin tưởng, phó thác mọi sự vào Chúa; đừng chỉ trích, phán xét để rồi chính chúng ta lại phải chịu phán xét; đừng tự biến mình thành những con rối, để kẻ khác lợi dụng mà ảnh hưởng đến sự hiệp nhất của giáo hội.
Thúy Kiều