Friday, November 22, 2024

Tướng Zimbabwe đi Trung Quốc ‘xin’ lật đổ Tổng thống Mugabe?

Vài ngày trước vụ quân đội Zimbabwe (ZDF) cướp chính quyền và quản thúc Tổng thống Robert Mugabe tại nhà riêng, Tướng tư lệnh DZF có chuyến thăm Trung Quốc, dẫn đến sự đồn đoán Bắc Kinh có vai trò trong vụ đảo chính này.

Tướng Zimbabwe đi Trung Quốc 'xin' lật đổ Tổng thống Mugabe?

Tổng thống Mugabe chưa chịu từ chức khi nói chuyện với Tướng Chiwenga

Theo báo Guardian (Anh) ngày 16.11, theo một báo cáo của Bộ quốc phòng Trung Quốc, trong chuyến thăm diễn ra hồi tuần trước, Tướng Lý Tác Thành, tổng tham mưu trưởng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) nói với Tổng tham mưu trưởng ZDF, Tướng Constantino Guveya Chiwenga: “Trung Quốc và Zimbabwe là bạn bè của mọi thời”.

Đáp lại, Tướng Chiwenga nói: “Zimbabwe sẵn sàng đào sâu quan hệ trao đổi – hợp tác toàn diện với Trung Quốc để quảng bá sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ cấp chính phủ và quân sự giữa hai nước”.

Hai ngày sau, Tướng Chiwenga nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Thường Vạn Toàn. Ông cảm ơn Tướng Thường vì “sự giúp đỡ vô vụ lợi lâu nay” của Bắc Kinh.

Theo Guardian, không có nhiều thông tin vì sao Tướng Chiwenga có chuyến thăm Bắc Kinh chỉ vài ngày trước khi ông tuyên bố hôm 12.11: quân đội sẵn sàng “nhảy vào” ngăn chặn cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng cầm quyền ZANU-PF của ông Mugabe.

Ngày 13.11 đảng ZANU-PF tuyên bố tướng Chiwenga là “kẻ phản quốc”.

Khuya 14.11, ZDF bắt đầu cuộc cướp chính quyền, qua hôm sau tuyên bố lý do chặn “bọn tội phạm” vây quanh Tổng thống Mugabe gây thiệt hại kinh tế – xã hội nghiêm trọng.

Tướng Chiwenga được xem là một đồng minh thân cận với phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa, người bị ông Mugabe cách chức với lý do “ông có những biểu hiện bất trung”.

Chuyến đi Trung Quốc để tướng Chiwenga “xin phép” Bắc Kinh?

Ngày 15.11, lúc ông Mugabe bị quản thúc tại nhà riêng ở thủ đô Harare, người phát ngôn Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Chuyến thăm của Tướng Chiwenga trong chương trình trao đổi quân sự bình thường”, nhưng không nói vị khách làm gì ở Trung Quốc: “Về chi tiết chuyến thăm này, tôi không có nhiều thông tin để chia sẻ”.

Ông Cảnh Sảng cũng nỗ lực khẳng định tin đồn ông Mnangagwa bỏ trốn qua Trung Quốc (nơi mà ông từng học quân sự) là không đúng: “Tôi bảo đảm với quý vị rằng ông ấy không ở Trung Quốc”.

Thông tin khác cho biết ông Mangwa đã qua Nam Phi tính sống lưu vong, và ông đã trở về nước tối 14.11.

Theo Guardian, những tuyên bố của ông Cảnh Sảng sẽ không thể xóa tan nghi ngờ này: Tướng Chiwenga đi Bắc Kinh để báo trước với lãnh đạo Trung Quốc về ý đồ lật đổ ông Mugabe, thậm chí có thể đề nghị Bắc Kinh ủng hộ hoặc giúp đỡ.

Tướng Lý Tác Thành được ghi nhận là ”một ngôi sao đang lên” của PLA (lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới với 2,3 triệu quân) và ông có quan hệ thân cận với Chủ tịch quân ủy trung ương PLA: Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông Thẩm Hiểu Lôi, một chuyên gia về châu Phi của Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, bác bỏ sự nghi ngờ Trung Quốc dính líu vụ đảo chính:

“Chuyến đi của Tướng Chiwenga đã được lên kế hoạch từ lâu, nên ông ấy không thể đến Trung Quốc vì chuyện này. Hơn nữa, chính quyền Trung Quốc có chính sách không can thiệp vào chuyện nội bộ của các nước châu Phi”.

Ông nói Bắc Kinh sẽ tôn trọng “quyết định riêng của Zimbabwe” về cuộc khủng hoảng này, và nói thêm cú ngã ngựa của Mugabe “thật tội nghiệp”, vì ông ấy là thủ lĩnh và người hùng của cuộc đấu tranh giành độc lập, và vụ lật đổ xảy ra lúc ông Mugabe đến giai đoạn cuối đời.

Lực lượng mới lên có quan hệ lợi ích với Trung Quốc

Theo Guardian, giới truyền thông Trung Quốc và các nhà phân tích hôm 16.11 có bóng gió rằng Bắc Kinh thoải mái với chuyện ông Mugabe phải kết thúc 37 năm cầm quyền (từ khi Zimbabwe độc lập khỏi Anh năm 1980):

Hoàn cầu thời báo – phụ san của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc) viết bài xã luận: “Sự cố ngày 15.11 sẽ không tác động đến đường lối chung của quan hệ song phương. Tình hữu nghị lâu nay giữa Trung Quốc – Zimbabwe sẽ vượt lên khỏi những nhiễu loạn ở Zimbabwe”.

Hoàn cầu thời báo còn dự báo: phương tây vì thù địch với ông Mugabe “đương nhiên sẽ nhắm mắt làm ngơ với cuộc khủng hoảng này”.

Ian Taylor, tác giả cuốn sách Vai trò mới của Trung Quốc ở châu Phi, nói Bắc Kinh cũng sẽ nhắm mắt làm ngơ: “Người Trung Quốc rất thực dụng và  Bắc Kinh sẽ vẫn ngủ ngon, không bận tâm những sự kiện ở Zimbabwe, vì khả năng hết thời của ông Mugabe chưa thể hiện một sự thay đổi trong hệ thống chính trị Zimbabwe”.

Ông Taylor là một chuyên gia về quan hệ quốc tế ở đại học St Andrews (Anh) còn nói các quan chức cướp chính quyền ở Zimbabwe có quan hệ chặt chẽ và có lợi với Bắc Kinh sẽ ước mối quan hệ này vẫn tiếp tục. Vị thế của Trung Quốc chỉ ở thế hiểm nghèo, nếu như tình hình vượt khỏi tầm quyền soát, cùng một thế hệ mới và khác biệt sẽ nắm quyền ở Zimbabwe”.

Theo Guardian, Trung Quốc đã ủng hộ ông Mugabe từ khi ông dẫn đầu cuộc đấu tranh giành độc lập khỏi Anh trong những năm 1970.

Hiện Trung Quốc cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Zimbabwe, bơm rất nhiều tiền vào nền kinh tế nước này, đổi lại là quyền khai thác tài nguyên và sản phẩm nông nghiệp, thuốc lá và kim cương của Zimbabwe.

Vài năm qua, Trung Quốc hoặc các công ty nhà nước Trung Quốc dồn tiền đầu tư vào Zimbabwe, gồm 100 triệu USD xây Học viện quốc phòng và 200 triệu USD xây trung tâm mua sắm Longcheng Plaza ở thủ đô Harare. Năm 2016, Trung Quốc đồng ý giúp tiền xây trụ sở quốc hội mới (650 ghế) ở phía bắc Harare.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG