Monday, October 7, 2024

Cần hiểu đúng về Công thư ngày 14/9/1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Thời gian gần đây, một số phần tử xấu đã lợi dụng Công thư ngày 14/9/1958 mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Tổng lý Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai để xuyên tạc rằng Đảng, Nhà nước ta đã bán nước, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vậy đâu là sự thật?.

Trước tiên, cần tìm hiểu bối cảnh ra đời và mục đích của Công thư ngày 14/9/1958 do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký.

Cần hiểu đúng về Công thư ngày 14/9/1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Công thư ngày 14/9/1958 do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký

Trong khoảng thời gian từ năm 1956 – 1965, Hoa Kỳ ngày càng tìm cách can thiệp vào chiến tranh Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa (DCCH) phải huy động tất cả mọi nguồn lực, kể cả sự ủng hộ của bạn bè quốc tế để giành chiến thắng trên chiến trường. Do vừa thoát khỏi chiến tranh, tiềm lực quốc gia hạn chế, Chính phủ Việt Nam DCCH phải tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, đặc biệt là các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, trong đó có Trung Quốc, quốc gia vốn nằm cạnh Việt Nam. Lúc này trật tự thế giới được chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa do Hoa Kỳ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô, Trung Quốc đứng đầu.

Sau khi CHND Trung Hoa chiến thắng Quốc dân đảng vào năm 1949, Quốc dân đảng phải chạy sang Đài Loan. CHND Trung Hoa muốn giải phóng Đài Loan bằng vũ lực, nhưng Hoa Kỳ đã tìm cách trợ giúp Đài Loan, từ đó đã dẫn đến cuộc chiến giành các đảo Kim Môn, Mã Tổ. Năm 1958, Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị công ước luật biển lần thứ nhất. Đây là lần đầu tiên các quốc gia nhóm họp về vấn đề biển, tuy nhiên đã xuất hiện các tranh cãi các quan điểm pháp lý về các vùng biển khác nhau. Phía Hoa Kỳ cho rằng lãnh hải chỉ bao gồm 3 hải lý, còn Trung Quốc và một số quốc gia khác ủng hộ quan điểm lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý.

Trong khi đó, vào thời điểm này, tiềm lực quốc phòng của Mỹ ở thế áp đảo, gấp 10 lần tiềm lực quốc phòng của Trung Quốc. Tàu chiến của Mỹ suốt ngày hành trình ở bờ biển Phúc Kiến (Đài Loan), thậm chí chĩa pháo vào Trung Quốc. Khi Mỹ ép buộc Trung Quốc thì Việt Nam khi đó là đồng minh của Trung Quốc. Chính vì vậy, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đưa ra một công hàm để khẳng định chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý và tìm cách vận động các nước ủng hộ. Đó chính là căn cứ để Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề cập đến trong Công thư ngày 14/9/1958. Với tinh thần ủng hộ Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có thư phúc đáp cho việc đồng ý công nhận “hải phận” của Trung Quốc là 12 hải lý.

Nội dung toàn bộ Công điện ngày 14/9/1958 mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Trung Quốc nêu rõ: “Thưa Đồng chí Tổng lý, Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam DCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam DCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Sự thực nội dung công thư này cho thấy đó là một sự cam kết về mặt chính trị hơn là về pháp lý. Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chuyển tải thông điệp của 25 triệu người Việt Nam luôn đứng bên cạnh 650 triệu người Trung Quốc. Đây cũng là một hình thức mà các nước XHCN thường hay sử dụng để thể hiện tình đoàn kết trong phong trào vô sản quốc tế. Công thư này chỉ ghi nhận Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải 12 hải lý, không nhắc gì đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thậm chí, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn rất khéo léo khi lồng ghép nội dung của Công điện gắn với quy định của pháp luật quốc tế thời bấy giờ, chỉ thừa nhận chủ quyền 12 hải lý của Trung Quốc, còn ngoài hải phận này thì mặc nhiên không thừa nhận.

Theo các quy định trong Hiệp định Geneve năm 1954, lúc này trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại song song hai quốc gia. Theo quy định tại điều 4, của Hiệp định, từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc là Việt Nam DCCH, còn từ vĩ tuyến 17 trở vào phía Nam là lãnh thổ thuộc Việt Nam Cộng hòa. Lúc này, Hoàng Sa, Trường Sa đều nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17, vì thế về mặt pháp lý cũng như trong thực tế, cho nên hai quần đảo này là đối tượng quản lý của Chính phủ Việt Nam cộng hòa, được Pháp chuyển giao trên thực tế vào năm 1956 theo tinh thần Hiệp định Geneve 1954. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất và duy nhất trong thế kỷ 20 khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Do đó, Công thư ngày 14/9/1958 không hề đề cập đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là hoàn toàn đúng. Nếu phía Chính phủ Việt Nam DCCH có tuyên bố đối với hai quần đảo này vào thời điểm đó đi chăng nữa thì đó là tuyên bố hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Cho nên có thể thấy rất rõ, nội dung Công thư do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ rõ ràng nào về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Mặt khác, đối với sự thỏa thuận chuyển nhượng lãnh thổ, thì Thủ tướng Việt Nam DCCH không có thẩm quyền mà phải là cơ quan quyền lực tối cao ở Việt Nam vào thời điểm đó là Quốc hội quyết định. Và điều quan trọng nhất, Chính phủ Việt Nam DCCH không thể quyết định hoặc chuyển giao một thứ mà Chính phủ Việt Nam DCCH không có thẩm quyền quản lý theo công pháp quốc tế và cũng không kiểm soát nó trên thực tế.

Cần hiểu đúng về Công thư ngày 14/9/1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Status xuyên tạc trên facebook của linh mục Nguyên Văn Hảo, quản xứ Diên Trường, Quảng Sơn, Ba Đồn, Quảng Bình

Sự thực đã rõ, vậy nhưng các thế lực thù địch và phần tử xấu lại tìm cách xuyên tạc, bóp méo nội dung Công điện ngày 14/9/1958 theo hướng gán ghép cho rằng Đảng, Nhà nước ta bán chủ quyền biển đảo cho Trung Quốc. Điều đó chẳng có giá trị gì về khía cạnh lịch sử và cả về pháp lý. Mọi sự xuyên tạc chỉ là vô ích, bởi sự thật vẫn mãi là sự thật. Qua đó người đọc càng thấy rõ bản chất xấu xa của những kẻ rêu rao người khác bán nước nhưng chính chúng mới là những kẻ bán nước.

Khánh Nhật

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG