Saturday, November 23, 2024

Vai trò của Luật An ninh mạng trong phòng, chống “đại dịch thông tin – Covid 19”

   Luật An ninh mạng (ANM) có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, hiện nay đã và đang đi vào đời sống một cách thiết thực. Trước đó, chúng ta được lắng nghe nhiều ý kiến trái chiều phản đối về việc ban hành Luật ANM, một số kẻ lạc long, trơ trẽn, các nhà “phản biện”, đám “rận chủ” trong và ngoài nước mở các chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc, kích động, yêu cầu toàn dân chống lại việc thi hành luật; số đối tượng chống đối thì lo sợ đến mức ráo riết chỉ trích một cách cực đoan coi Luật ANM “bàn tay vô hình” với mục đích “che mắt, bịt tai, khóa miệng”; thậm chí số linh mục cực đoan còn lợi dụng việc rao giảng xuyên tạc về vai trò của Luật ANM trong đời sống, sau lễ, linh mục cực đoan như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục (giáo phận Vinh) còn cầm đầu lôi kéo giáo dân tuần hành, biểu tình gây mất trật tự trị an, đồng thời quay phim, chụp ảnh khoe mẽ “sự ngu người” lên mạng xã hội nhằm tạo một làn sóng tẩy chay Luật ANM.

    Vậy nhưng sau một thời gian Luật ANM đi vào đời sống, nhất là trong bối cảnh các tin giả về dịch bệnh Covid 19 đang lan tràn khắp không gian mạng thì rất nhiều người mơ hồ về Luật ANM mới vỡ lở được “tâm huyết” của những người làm luật và hiệu quả của Luật ANM đã trở thành chiếc búa tạ đập tan mọi luận điệu của số đối tượng trên. Cụ thể: Từ khi tình hình dịch Covid-19 bùng phát, có nhiều diễn biến phức tạp, trên không gian mạng đã xuất hiện rất nhiều thông tin liên quan đến dịch bệnh. Trong đó bên cạnh những thông tin tích cực còn có cả những thông tin xuyên tạc sai sự thật về tình hình dịch bệnh, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế, cũng như các bộ ngành gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt, sau khi sự xuất hiện của bệnh nhân số 17, trên không gian mạng đã xuất hiện nhiều thông tin thất thiệt như bệnh nhân số 17 từng tiếp xúc với rất nhiều người, tham dự sự kiện khai trương Uniqlo hay có mặt ở nhiều quán bar trên phố Tạ Hiện. Những thông tin như thế này gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống thật của mỗi cá nhân dẫn đến một cảnh tượng thật hoảng loạn được minh chứng bằng việc ngay từ tờ mờ sáng hôm sau khi có tin về bệnh nhân số 17, rất nhiều người đã đổ xô đi mua sắm, tích trữ lương thực, thực phẩm gây rối loạn xã hội.

Vai trò của Luật An ninh mạng trong phòng, chống “đại dịch thông tin – Covid 19”
Vai trò của Luật An ninh mạng trong phòng, chống “đại dịch thông tin – Covid 19”

Một số đối tượng bị xử phạt vì tung tin đồn sai sự thật liên quan dịch Covid 19 Theo con số mà Bộ Công an thống kê được, chỉ trong vòng 2 ngày, trên không gian mạng đã xuất hiện hơn 80.000 tin liên quan đến dịch Covid-19 và bệnh nhân số 17. Trong số này có không ít thông tin thất thiệt, trái chiều, sai sự thật khiến người dân rất khó phân biệt đâu là thông tin thật, đâu là thông tin giả, đâu là thông tin chính xác để có thể chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ban, ngành, địa phương trong thời gian qua nhằm kiểm soát dịch bệnh.

Nhận diện về thủ đoạn mà các đối tượng tiến hành để phát tán những thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 có thể thấy, các bài viết chủ yếu được đẩy lên mạng xã hội theo kiểu “sóng cồn dưới đáy bể”, chỉ là một lời cảm thán, hay một thông tin mơ hồ được các đối tượng phát tán lên facebook, theo đó có hàng trăm, hàng nghìn lượt truy cập, chia sẻ, dần dần từ một câu chuyện không có thật đã trở thành một tin nóng sốt được cả cộng đồng quan tâm. Các đối tượng còn triệt để lợi dụng tính năng của mạng xã hội như bình luận, chia sẻ hay livestream trên các tài khoản cá nhân hoặc trên các hội nhóm tạo ra những bài viết, video clip có tiêu đề giật gân, gây sốc liên quan đến những người, số lượng người nhiễm bệnh hoặc tử vong tại các địa phương. Hơn thế nữa, các đối tượng này còn phát tán những thông tin “hướng dẫn điều trị, chữa trị bệnh tại nhà”, tẩy chay, không tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh. Chúng tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến trên mạng tạo ra những luồng thông tin gây áp lực với chính quyền trong nhiều vấn đề khác nhau như “đóng cửa biên giới với Trung Quốc”, yêu cầu những doanh nghiệp, các công ty, khu công nghiệp có yếu tố người nước ngoài thuộc các quốc gia có nhiều người nhiễm bệnh như Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc phải đóng cửa. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất, kinh doanh.

Một thủ đoạn khác cũng rất đáng chú ý là các đối tượng lợi dụng khoảng trống thông tin khi các báo đài chính thống chưa kịp đăng tải những thông tin mang tính chất công bố chính thức thì chúng đã lồng ghép những thông tin sai sự thật để đăng tải trước gây hoang mang trong dư luận. Nghiêm trọng hơn, một số tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời, VOICE… và một số đối tượng chống đối trong và ngoài nước cũng rất tích cực phát tán những thông tin mang nội dung chống phá. Chúng còn chi hàng nghìn USD để thực hiện các quảng cáo chính trị trên Facebook nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, công kích “Chính phủ bưng bít thông tin, yếu kém trong xử lý dịch bệnh”.

Trên đây là một số vấn đề nổi cộm liên quan đến dịch bệnh Covid 19 đã hình thành nên một thứ đại dịch mới đó là “đại dịch thông tin” Và để ngăn ngừa đại dịch này, thứ Vắc xin hữu hiệu nhất chính là vai trò của Luật An ninh mạng. Theo thông tin từ Cục An ninh mạng, Bộ Công an đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin Truyền thông và các ban ngành liên quan để điều tra, xác minh, làm rõ các trường hợp đăng tải những thông tin sai sự thật trên không gian mạng để đấu tranh xử lý theo đúng quy định của pháp luật đồng thời yêu cầu dỡ bỏ hoặc đính chính những thông tin nói trên. Phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ để gỡ bỏ những thông tin sai sự thật. Đến nay, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng đã phối hợp với công an các địa phương tổ chức xác minh và đấu tranh với hơn hơn 600 trường hợp các thông tin sai sự thật trên không gian mạng và đã xử phạt hành chính trên 130 đối tượng, trong đó có một số nghệ sĩ và những người có ảnh hướng lớn đối với xã hội.

Với kết quả đó đã nâng cao được sự nhận thức của người dân trong việc ứng xử có văn hóa và có trách nhiệm trong việc nhân nút “enter” trên không gian mạng. Kịp thời ngăn chặn các tin xấu, độc của các đối tượng chống đối trên mạng xã hội. Với công tác tuyên truyền rộng rãi đã giúp cho người dân hình thành một thói quen tốt khi kiên trì tiếp nhận thông tin từ các trang chính thông, thông báo cua Chính phủ, Bộ Y tế hơn là chạy theo các tin xấu, độc trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, việc xử lý các đối tượng phát tán thông tin giả, thông tin sai sự thật gặp không ít khó khăn. Những thông tin này chủ yếu được đăng tải trên không gian mạng, mạng xã hội. Việc này được thực hiện rất dễ dàng bởi các đối tượng chỉ cần có thiết bị kết nối mạng và vài cú click chuột là đã có thể đăng tải bất kỳ thông tin gì mà không chịu sự kiểm duyệt. Ngoài ra, lợi dụng các tính năng của mạng xã hội, trong đó có tính năng chia sẻ, các đối tượng sẽ phát tán thông tin tức thời tới rất nhiều hội nhóm, trong đó có các hội nhóm có hàng chục nghìn thành viên. Điều này khiến các cơ quan quản lý và các nhà cung cấp dịch vụ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và xác định những thông tin nào là thông tin chính xác và thông tin nào là thông tin giả để ngăn chặn. Hơn thế nữa, một số nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Youtube, Google, Facebook trong thời gian qua vẫn chưa phối hợp và tuân thủ triệt để các quy định pháp luật của Việt Nam cũng như hợp tác với các cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc ngăn chặn, xử lý những tin giả tán phán trên những nền tảng mà họ cung cấp.

 

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG