Liên quan đến vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, ngày 9/1/2020, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án để làm rõ 3 tội danh: giết người; tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép và chống người thi hành công vụ. Căn cứ các tài liệu, chứng cứ, lời khai của các đối tượng bị bắt giữ, Công an TP Hà Nội đã quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với 20 bị can về hành vi giết người. Đồng thời, khởi tố bị can, lệnh tạm giam 2 bị can về hành vi chống người thi hành công vụ. Ngoài ra, Công an TP Hà Nội đang tạm giữ hình sự 03 đối tượng để làm rõ hành vi giết người và chống người thi hành công vụ.
Nguyễn Thúy Hạnh, chủ nhân Quỹ 590k đầy tai tiếng
Sau khi Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án giết người, chống người thi hành công vụ, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng xảy ra tại Đồng Tâm, trên mạng xã hội facebook xuất hiện lời kêu gọi quyên góp tiền “phúng điếu và chia sẻ” với gia đình ông Kình. Kèm theo kêu gọi này là thông tin liên lạc qua tài khoản cá nhân mang tên Nguyễn Thúy Hạnh, tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
Đến chiều 17/1, trên facebook, bà Nguyễn Thúy Hạnh thông báo số tiền quyên góp với số dư 528,454,000 đồng đã bị phong tỏa. Sau đó nhiều người đã thông báo, chia sẻ thông tin về tài khoản này và kêu gọi cộng đồng mạng tẩy chay các hoạt động giao dịch với Ngân hàng Vietcombank.
Tuy nhiên, từ chứng cứ, tài liệu thu thập được và lời khai của các đối tượng đang bị tạm giữ cho thấy một số tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, Triều đại Việt Nguyễn và các phần tử chống đối như Nguyễn Văn Đài đã hướng dẫn nhóm Đồng Thuận cách làm bom xăng, tạo quả nổ, hướng dẫn mua sắm vật tư làm vũ khí…. Ngoài ra, Lê Đình Quang cháu của Lê Đình Kình còn khai nhận rõ quá trình hoạt động của nhóm này có sự móc nối, hà hơi, tiếp sức của các phần tử phản động như Lê Dũng Vova, Hồ Cương Quyết, Nguyễn Anh Tuấn, Hồng Thái Hoàng… Nhiều đối tượng tự gắn mác đại diện nhân dân Đồng Tâm nhằm hỗ trợ nhóm này gây thanh thế, quyên góp tiền bạc.
Thông báo trên Cổng TTĐT Bộ Công an
Như vậy, từ lời khai của các đối tượng bị bắt có thể thấy các đối tượng đã nhận và sử dụng tiền quyên góp mua sắm vũ khí, vật liệu nổ, sản xuất vũ khí thô sơ dùng để tấn công lại lực lượng chức năng. Những hoạt động đó là dấu hiệu của hành vi khủng bố. Theo quy định tại Điểm c, khoản 1, Điều 24 Luật An ninh quốc gia năm 2004, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được quyền “yêu cầu cơ quan, tổ chức tài chính, kho bạc, ngân hàng kiểm tra, phong tỏa tài khoản, nguồn tài chính liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia”.
Do đó, để làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng liên quan đến vụ việc, mục đích của việc quyên góp tiền có đúng thực chất là phúng điếu và chia buồn với gia đình ông Lê Đình Kình hay dưới vỏ bọc “phúng điếu và chia sẻ” để phục vụ mục đích đầu tư cho hoạt động khủng bố, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội được quyền yêu cầu Ngân hàng Vietcombank phong tỏa tài khoản của Nguyễn Thúy Hạnh.
Không chỉ pháp luật Việt Nam mà luật pháp các nước đều xử lý rất nghiêm minh với hoạt động khủng bố. Trong đó luật pháp cho phép cơ quan chức năng được áp dụng các biện pháp cần thiết, chẳng hạn như ngăn chặn, kiểm soát sụ chuyển dịch của dòng tiền nhằm phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật và hạn chế thấp nhất hậu quả do các hành vi khủng bố gây ra. Bởi thế việc phong tỏa tài khoản Ngân hàng Vietbombank đối với Nguyễn Thúy Hạnh là việc làm cần thiết và qua đó lật tẩy ý đồ đen tối của chủ nhân Quỹ 50K.
Nhật Linh