Chủ nghĩa dân túy là khái niệm thuộc phạm trù chính trị học, xã hội học ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Thuật ngữ chủ nghĩa dân túy ám chỉ phong trào nông dân Mỹ và Đảng Dân chủ Mỹ chống lại những người thuộc Đảng Cộng hòa thường sống ở đô thị. Khái niệm này cũng đã được sử dụng để đề cập đến phong trào trí thức tự ghét bỏ tầng lớp mình và đồng cảm với giai cấp nông dân ở Nga vào cuối thế kỷ XIX. Trong giai đoạn những năm 50 thế kỷ XX, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi để mô tả các phong trào chính trị khác nhau, từ chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản châu Âu tới chủ nghĩa chống cộng McCathy của Mỹ và chủ nghĩa Peron của Argentina.
Có nhiều cách hiểu khác nhau, song thực chất chủ nghĩa dân túy chính là những thủ đoạn chính trị mang tính chất mị dân, đánh vào tâm lý, quan điểm của đám đông để kêu gọi, tổ chức phong trào nhằm lôi kéo, tranh thủ quần chúng. Thủ đoạn chính trị này có 2 mặt xấu. Thứ nhất đó là việc lấy quan điểm, nhu cầu một nhóm hoặc một phe phái làm quan điểm, nhu cầu cho toàn thể xã hội. Thứ hai, đó thường là các quan điểm mâu thuẫn với lợi ích chung nhất của toàn xã hội, lấy mâu thuẫn để giải quyết mâu thuẫn, lấy cá thể đánh giá toàn thể.
Có thể nhận diện chủ nghĩa dân túy trên hai phương diện về phát ngôn và hành động.
Về phát ngôn, những người theo chủ nghĩa dân túy thường đòi xét lại những nguyên lý xây dựng Đảng, đòi đa nguyên, đa Đảng; từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, xuyên tạc, phủ nhận lịch sử, phủ nhận công lao với đất nước của các thế hệ đi trước; lợi dụng những vấn đề nhạy cảm, vấn đề nóng, các tiêu cực trong bộ máy, các tệ nạn xã hội mà xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Những người này chỉ được cái “nói hay, cày dở”, diễn thuyết giỏi để lấy lòng dân, nhưng không có những hành động, việc làm vì dân như đã nói.
Về hành động: Chủ nghĩa dân túy được thể hiện ở những người biết khai thác, sử dụng sức mạnh của các phương tiện truyền thông, của mạng xã hội để quảng bá, đánh bóng tên tuổi của mình thông qua một số hành động, việc làm nào đó, hay hành xử theo kiểu “của người phúc ta”, “lấy của làng đãi ăn mày”. Đặc biệt, họ biết chọn thời điểm để toả sáng, ra tay nghĩa hiệp và sử dụng hành động, việc làm của mình để tạo sự đồng cảm, từng bước tạo sức ảnh hưởng đến dư luận và nhân dân.
Vụ việc ở Đồng Tâm là một biểu hiện tiêu biểu của chủ nghĩa dân túy. Năm 2017, khi phát biểu trước Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Dương Trung Quốc đã nhiều lần ủng hộ nhóm ông Lê Đình Kình, thậm chí bắt TP Hà Nội phải trả tiền cơm cho đám người bắt giữ cán bộ Công an. Ông Quốc phát biểu “Tôi đã chứng kiến cảnh người dân và những người chiến sỹ Công an bị giữ chia tay nhau. Không biết đến bây giờ TP Hà Nội đã trả tiền cơm cho dân chưa, vì họ bỏ tiền túi ra nuôi dưỡng anh em và chăm sóc như con cháu trong nhà. Vậy mà vụ việc được xử lý thế nào?…Gần đây Công an Hà Nội đã kêu gọi những người bắt và giữ lực lượng Công an ra đầu thú. Tôi nghĩ rằng dùng từ “đầu thú” là không ổn. Chúng ta đã mất đi ngôn ngữ để đối thoại với dân rồi sao?”.
Đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu về vụ việc Đồng Tâm trước Quốc hội năm 2019
Chính những phát ngôn mang đậm tính dân túy đó mà đám Lê Đình Kình, Lê Đình Công hoang tưởng, nghĩ rằng mấy trò “rạch mặt ăn vạ” của mình sẽ thành công, càng kêu gào, mạnh mồm thì cơ quan công quyền không dám làm gì. Giờ đây, chính những người “nuôi cán bộ” đấy lại là những người đã tiếp tay kháng cự, phóng dao, ném mìn vào các chiến sĩ Công an. Máu của các chiến sĩ, mạng sống của họ, ai “giữ” đây hả ông. Giữa thời bình, máu đỏ đổ xuống vì sự dân túy của những người đại diện cho nhân dân, gián tiếp tiếp tay cho thứ chủ nghĩa kệch cỡm, ba lăng nhăng mang tên “dân túy”, dung túng cho những “ngu dân”, những kẻ vì lợi ích cá nhân mà chà đạp lên luật pháp, coi thường tính mạng con người.
Vụ việc ở Đồng Tâm là hồi chuông cảnh tỉnh cho sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam. Đã đến lúc, chúng ta cần nhận diện đúng để có những biện pháp phòng ngừa tác động tiêu cực của chủ nghĩa dân túy. Tránh để chủ nghĩa dân túy có cơ hội để phát triển lan rộng thành các cuộc “cách mạng đường phố”, “cách mạng màu” làm ảnh hưởng đến sự bình yên, thống nhất và phát triển của đất nước. “Không thể để một đồng chí áo sơ mi trắng tươi cười xuống vỗ về và hứa vung lên những điều trái luật nuôi mầm loạn một lần nữa” – Nhà báo Gia Hiền.
Gia Hưng