Sunday, September 29, 2024

Hiểm họa khôn lường từ những đường dây xuất khẩu lao động bất hợp pháp

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang thiếu nhân lực trong một số lĩnh vực, nhờ đó, mở ra cơ hội cho lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động hợp pháp ở nước ngoài hơn thời gian trước rất nhiều. Tại Việt Nam, Chính phủ đã ký thỏa thuận hợp tác trong xuất khẩu lao động với nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Úc, New Zeland, một số nước Đông Âu, Trung Đông… Tuy nhiên, một số lao động do không có đủ các điều kiện tiêu chuẩn về kỹ năng nghề nghiệp và ngoại ngữ, nhưng lại muốn được đi nhanh, nhận lương cao đã tin tưởng đối tượng môi giới cò mồi, chấp nhận mạo hiểm đầu tư một khoản tiền lớn cho các đường dây xuất khẩu lao động bất hợp pháp.

Việc công dân Việt Nam ra nước ngoài theo các kênh không chính thống sau đó ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và rủi ro. Hầu hết người lao động bất hợp pháp đều không có đầy đủ thông tin về chủ sử dụng lao động, điều kiện làm việc, sinh hoạt, thiếu hiểu biết về văn hóa, tập quán của nước đến, không được trang bị kỹ năng làm việc, rèn luyện về tay nghề và ngoại ngữ nên rất dễ trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người, bị cưỡng bức lao động, thậm chí một số trường hợp còn bị chết do tai nạn, dịch bệnh, thậm chí bị sát hại.

Vụ việc ngày 23/10/2019, cảnh sát Anh phát hiện 39 thi thể trong xe container tại khu công nghiệp Waterglade hạt Essex, đông bắc London đã thu hút được sự quan tâm của người dân nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Sau 16 ngày, Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng của Vương quốc Anh đã xác nhận tất cả họ đều là người Việt Nam đang trên đường nhập cư bất hợp pháp vào Anh. Vụ việc là một hồi chuông cảnh tỉnh khi thực tế có nhiều người Việt đã và đang bị những đường dây vận chuyển người bất hợp pháp lôi kéo dụ dỗ, phải trả một số tiền lớn, chấp nhận rất nhiều rủi ro trong các chuyến đi và đôi khi còn phải đánh đổi bằng cả tính mạng.

Hiểm họa khôn lường từ những đường dây xuất khẩu lao động bất hợp pháp

Cảnh sát và lực lượng pháp y đang kiểm tra chiếc xe container chở 39 thi thể được phát hiện ở Anh

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên người lao động gặp phải những rủi ro khi lao động bất hợp pháp tại nước ngoài. Trước đó hơn 7 năm, vào chiều 14/9/2012, 14 lao động Việt Nam đã chết cháy khi đang làm việc tại một xưởng may bất hợp pháp của người Việt tại Nga. Do chập điện, ngọn lửa bất ngờ lan mạnh trong phòng với diện tích chỉ có 30 m2 đã bị chủ xưởng khoá trái cửa, do đó các công nhân không thể thoát thân và gây nên cái chết thương tâm cho 14 người.

Hiểm họa khôn lường từ những đường dây xuất khẩu lao động bất hợp pháp

Số 16 đường phố Công xã Paris, thành phố Egorevsk, thuộc vùng ngoại ô Mátxcơva – nơi xảy ra vụ cháy – Ảnh: Itar Tass.

Đầu tháng 12/2016, 02 lao động bất hợp pháp người Việt Nam cư trú tại tỉnh Huambo, Angola cũng bị một nhóm cướp tấn công khiến 1 người tử vong, người còn lại bị thương nặng. Cuối tháng 3/2017, một con thuyền chở hơn 20 lao động bất hợp pháp trong đó có người Việt Nam, từ Trung Quốc vượt biên sang Đài Loan bất ngờ bị lật trên biển, 13 thi thể đã được tìm thấy và bàn giao cho người thân mang về quê an táng.

Có thể thấy lao động bất hợp pháp tại nước ngoài tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro. Bên cạnh  nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, điều kiện ăn uống, sinh hoạt kham khổ, làm việc với cường độ cao, người lao động bất hợp pháp còn luôn phải tìm cách trốn tránh sự truy bắt của lực lượng chức năng nước sở tại. Bởi nếu bị cảnh sát bắt giữ lao động bất hợp pháp sẽ bị giam giữ, phạt tiền hay trục xuất về nước mà không được sự bảo hộ của bất kỳ cơ quan tổ chức nào. Lúc đó họ  để lại những món nợ khổng lồ cho bản thân và gia đình. Gần đây nhất, ngày 02/2/2019, Cảnh sát di trú TP. KImhea – Busan, Hàn Quốc đã ập vào vây bắt lao động bất hợp pháp tại một xưởng cơ khí. Một số lao động bất hợp pháp người Việt đã tìm cách thoát thân. Trong đó, anh TR.V.L. (34 tuổi) trong lúc chạy trốn đã bị ngã xuống đất, bất tỉnh phải vào viện cấp cứ.

Hiểm họa khôn lường từ những đường dây xuất khẩu lao động bất hợp pháp

Anh TR.V.L. nhập viện điều trị do tai nạn trong quá trình chạy trốn.

Ảnh: Đài KBS

Không dừng lại ở đó, công dân Việt Nam lao động bất hợp pháp tại nước ngoài không đăng ký với các cơ quan chức năng của Việt Nam, không đăng ký công dân tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước mà họ đến làm việc. Do đó, trong thời gian cư trú và làm việc ở nước ngoài, nếu không may gặp khó khăn, rủi ro , các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ rất khó tiếp cận, nắm bắt tình hình, tư vấn hỗ trợ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và thông lệ quốc tế.

Nhằm hạn chế những rủi ro nói trên, để đảm bảo đi làm việc ở nước ngoài an toàn, người lao động cần tìm hiểu thông tin về thị trường lao động, quy định pháp luật liên quan. Người lao động tiến hành các thủ tục đi xuất khẩu lao động bằng con đường hợp pháp thông qua cơ quan được cấp phép để được bảo hộ công dân, có visa, giấy phép lao động, có mức lương được thỏa thuận theo quy định. Mong muốn đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn của người lao động là hoàn toàn chính đáng nhưng người lao động cần phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận để được bảo vệ tốt hơn, tuyệt đối không nên nhẹ dạ, cả tin nghe theo lời giới thiệu của môi giới, cò mồi để vay mượn tiền đi lao động bất hợp pháp nhằm tránh những rủi ro về tính mạng, sức khỏe, tài sản mà bản thân không thể lường trước được.

Băng Di

 

Related Articles

3 COMMENTS

  1. Người dân nhiều vùng khó khăn còn thiếu hiểu biết quá, cứ nghe theo nhau truyền tai nghĩ vậy là ra tiền rồi đâm đầu theo mặc dù nó sai pháp luật, như vậy chính là bán rẻ cái mạng mình; Vụ việc 39 người đã để lại một bài học to lớn mà mong từ đó những người dân VN dù ở bất kì đâu có dự định này thì cũng nhau chóng mà bỏ đi

  2. Vì nghèo quá nên mới liều mà làm vậy. Chắc họ cũng chẳng muốn chọn cái cách vi phạm pháp luật vậy đâu nhưng có lẽ vì những cái ảo tưởng trước mắt mà họ nóng lòng và hành động như vậy. Giá như có những người đứng ra tuyên truyền và cảnh báo với họ thì chưa chắc họ đã làm vậy đâu. Dù sao cũng chia buồn với gia đình các nạn nhân trong vụ việc 39 người VN tử nạn tại Anh và hi vọng rằng sẽ không còn trường hợp nào như vậy xay ra nữa

  3. Họ cần phải được tuyên truyền và hiểu rõ hơn về những rủi ro khi lựa chọn những đường dây xuát khẩu lao động trái phép đó. Rõ ràng hiện nay cái việc xuất khẩu lao động không còn lạ ở VN nữa và ngày càng được mở rộng và tạo điều kiện, nên có rất nhiều sự lựa chọn cho những người có nhu cầu, vậy nên đừng vì chút lợi ích trước mắt mà đánh cược mạng sống mình, hãy đi mà chắc chắc mình luôn nhận được sự bảo vệ và hỗ trợ từ các phía

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG