Friday, November 22, 2024

“CÂU LIKE, GIẬT TÍT” VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ

Thời gian gần đây, việc tung tin đồn thất thiệt, giật gân, câu like trên các trang mạng xã hội, nhất là mạng xã hội Facebook gây hoang mang dư luận đang trở thành vấn nạn. Đây là hành vi vi phạm pháp luật cần bị lên án mạnh mẽ và xử lý nghiêm minh.

“CÂU LIKE, GIẬT TÍT” VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ

Mới đây, mạng xã hội Facebook xôn xao bởi thông tin tài xế Doãn Quý Phiến (SN 1966, ở Cầu Giấy, Hà Nội), trong vụ cháu bé học trường Gateway tử vong trên xe đã “chết bất thường”. Tuy nhiên, qua xác minh, cơ quan chức năng đã khẳng định, không có chuyện tài xế Phiến tử vong. Việc tin đồn thất thiệt này được lan truyền đã gây hoang mang dư luận, khiến người dân đồn thổi, suy diễn ác ý làm ảnh hưởng đến công tác điều tra của Cơ quan Công an.

Trước đó không lâu, một tài khoản Facebook có tên là “Đầm Bầu Thời Trang Mami” đã đăng tải thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi mọi người “tẩy chay” thịt lợn vì có thể lây sang người. Thông tin thất thiệt trên không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn khiến người nông dân đang khó khăn vì phải đối phó với dịch bệnh nay lại lâm vào bế tắc, phá sản vì không tiêu thụ được sản phẩm. Và kết quả là chủ tài khoản Facebook trên đã bị xử phạt vi phạt hành chính với mức xử phạt 20 triệu đồng.

Không đâu xa, vào ngày 16/9 mới đây, một tài khoản mạng xã hội Facebook có tên Hoàng Thanh Huyền đã đăng tải dòng trạng thái kêu gọi mọi người cảnh giác vì tại Bệnh viện CuBa (Quảng Bình) vừa có 3 ca nhiễm vi khuẩn ăn thịt người. Thông tin này ngay lập tức được chia sẻ với tốc độ chóng mặt gây xôn xao, hoang mang cho nhiều người, khiến dư luận tại Quảng Bình thêm rúng động. Tuy nhiên, sau khi tiến hành xác minh, Sở Y tế Quảng Bình đã có công văn số 1989 khẳng định: “Thông tin trên chỉ là tin đồn thất thiệt gây hoang mang, lo lắng cho dư luận, làm ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới nói riêng và các bệnh viện trên địa bàn tỉnh nói chung”. Và kết quả là chủ tài khoản Facebook nói trên đã bị Cơ quan chức năng lập hồ sơ xử lý với mức xử phạt vi phạm hành chính là 12,5 triệu đồng.

“CÂU LIKE, GIẬT TÍT” VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ

(Hình ảnh Facebook Hoàng Thanh Huyền đăng tải thông tin sai sự thật)

Có thể thấy, các trường hợp trên đã sử dụng mạng xã hội để tung những tin tức kiểu giật gân hoặc liên quan đến các vụ việc đang được dư luận quan tâm nhằm thu hút sự chú ý của mọi người để “câu like”, bán hàng, cố tình gây ảnh hưởng đến người khác hoặc vì một vài mục đích khác. Điều đáng nói ở đây là những thông tin này có thể thiếu căn cứ, không đúng sự thật, nhưng nó vẫn được nhiều người quan tâm, lan truyền với tốc độ chóng mặt. Hành vi này tưởng chừng như là vô hại, không ảnh hưởng đến ai. Tuy nhiên, trên thực tế việc tung tin đồn thất thiệt trên mạng như vậy sẽ gây kích động dư luận, gây hoang mang tinh thần người dân, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, thậm chí có thể dẫn tới nhiều vụ việc gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

Và rõ ràng, việc tung tin đồn thất thiệt thông qua mạng xã hội vì bất cứ lý do gì đều là hành vi vi phạm pháp luật và cần phải được xử lý. Tùy thuộc vào nội dung, mức độ, hậu quả của việc tung tin đồn gây ra cho dư luận, tình hình an ninh trật tự, xã hội, con người… thì sẽ có hình thức và mức xử lý tương ứng về hành chính, dân sự, hình sự.

Trong lĩnh vực xử phạt hành chính, có thể bị phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP với hành vi “Cung cấp nội dung thông tin sai sự thất, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân”. Xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng với hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định trên.

“CÂU LIKE, GIẬT TÍT” VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ

Mạng xã hội là nơi mọi người sử dụng để bày tỏ ý kiến của mình, tiếp nhận, chia sẻ thông tin, đây là quyền của mỗi người. Nhưng trước hết, mỗi người dân cần phải tự ý thức trách nhiệm đối với những thông tin do bản thân đưa lên. Đặc biệt, không nên lạm dụng mạng xã hội để đưa thông tin sai sự thật, không có căn cứ dù chỉ nhằm mục đích trêu đùa, không có chủ đích xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Và người dân cũng cần phải cảnh giác, chọn lọc thông tin, không nên chia sẻ những thông tin chưa được xác thực, kiểm chứng. Đồng thời, nên tiếp nhận thông tin thông qua các trang chính thống, có uy tín để tránh những hậu quả đáng tiếc do sự thiếu hiểu biết, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng. Trong trường hợp phát hiện có người tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội, người dân cần thông báo ngay với các cơ quan chính quyền địa phương, cơ quan công an nơi xảy ra vụ việc để có biện pháp xử lý kịp thời. Và khi gặp những trường hợp như vậy thì các Cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc để điều tra, xác minh, phản hồi thông tin, đồng thời xử phạt nghiêm đối với các đối tượng tung tin đồn thất thiệt nhằm tăng tính răn đe, trấn an dư luận.

 

KHÁNH HẰNG

 

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG