Ông Chu Mộng Long lại tiếp tục bị dư luận lên án khi ông này có những phát ngôn gây sốc liên quan đến việc cháy rừng ở miền Trung những ngày nắng nóng vừa qua, rằng “rừng Việt Nam hay thậm chí một công trình di sản nào đó của Việt Nam mà bị cháy hay tàn phá thì theo tôi, nên chửi hơn là khóc”
Ông Chu Mộng Long (Ảnh facebook)
Trong một post trên trang facebook cá nhân của mình hôm 30/6, ông Long so sánh việc cháy rừng miền Trung với việc cháy nhà thờ Đức Bà Paris và cháy rừng ở Tây Ban Nha. Ông lập luận “Nhà thờ Đức Bà Paris hay thậm chí rừng Tây Ban Nha cháy là đáng khóc. Bởi Nhà thờ Đức Bà là di sản văn hóa nhân loại, rừng Tây Ban Nha là rừng nguyên sinh, tất cả đều được người ta bảo tồn gìn giữ hàng ngàn năm. Bao nhiêu công sức người ta bỏ ra để bảo tồn từng milimet. Di sản người ta quý trọng như vậy mà rủi ro bị tàn phá thì đáng khóc, dù tôi chẳng ưa gì cái trò khóc lóc của các sao. Nhưng rừng Việt Nam hay thậm chí một công trình di sản nào đó của Việt Nam mà bị cháy hay tàn phá thì theo tôi, nên chửi hơn là khóc!”
Những quan điểm nêu trên của ông Chu Mộng Long đã nhận được sự phản kháng hết sức quyết liệt từ cộng đồng mạng:
Tài khoản facebook Liên Huỳnh bình luận “Người như vậy mà để làm thầy mãi sao được. Nhà trường phải khẩn trương xem lại tư cách nhà giáo của ông thầy này. Và người học cũng kiên quyết không nên học đối với ông thày này”
Một người khác với nickname Thanh Tue Le cũng đưa ra nhận xét không kém phần gay gắt “Với tư duy tồi tệ, và tầm nhìn như vậy không hiểu để hắn ngồi ghế giảng đường được. Nếu đem suy nghĩ của dạy cho học trò, thì hởi ơi nguy hại vô cùng”
Trang cá nhân facebook của ông Chu Mộng Long
Ông Chu Mộng Long là một giảng viên, nhưng ông này không ít lần đã bị cộng đồng mạng lên án, thậm chí là “chửi” bởi những cái nhìn có phần lệch lạc. Trước đó ông Long từng bị lên án mạnh mẽ vì đã xuyên tạc, vu khống quân tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ Quốc tế cao cả tại Campuchia, ông gọi đó là xâm lược. Người ta cho rằng việc so sánh nạn diệt chủng của Pol pot với vấn đề cải cách ruộng đất ở Việt Nam chứng tỏ độ nông cạn trong nhận thức về lịch sử Việt Nam của ông Chu Mộng Long.
Trong bài Khó quá: Tư cách gì? Chu Mộng Long đã có những bình luận xuyên tạc, lệch lạc quan niệm của C.Mác về “xóa bỏ chế độ tư hữu”. Mục đích của Chu Mộng Long muốn hướng lái dư luận hiểu sai về chủ nghĩa Mác và chống phá Đảng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Lần này, khi mà cả nước đang hướng về Hà Tĩnh, Nghệ An dõi theo từng giờ về việc quân và dân ta tập trung sức lực để chiến đấu với giặc lửa thì ông Long lại cho rằng: rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc, rừng Việt Nam không đáng khóc bởi người Việt không biết quý trọng rừng. Nói như vậy khác gì ông Long đang phỉ báng biết bao công sức cứu rừng của bà con, của bao cán bộ chiến sĩ bộ động, công an.
Biết rằng rừng nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, nạn lâm tặc hoành hành, nhưng đó chỉ là những “con sâu làm giàu nồi canh”, ông Long đứng trên cương vị là một nhà tri thức không nên cố tình giả vờ ngu để cố tình vơ đũa cả nắm. Với lập luận “Nhà văn Nguyên Ngọc từng nói, từ khi có kiểm lâm, rừng bị tàn phá đồng loạt. Vì sao thì hỏi kiểm lâm”, ông Long có lẽ đang muốn nhân sự việc này để xuyên tạc, bôi nhọ lực lượng chức năng, rộng hơn là đả kích hệ thống chính quyền địa phương.
Thiết nghĩ sau lần lượt những lần bị cộng đồng mạng lên án như vậy, ông Chu Mộng Long cần xem xét cân nhắc trước khi phát ngôn để xứng đáng với cương vị là một nhà tri thức./.
Vân An