Friday, November 22, 2024

Quảng Bình: Khi linh mục là kẻ bóc lột

Đóng góp sức lực, của cải cho việc xây dựng Giáo hội là tình cảm và bổn phận của mỗi một giáo dân Công giáo.

Khoản 222, 1, Bộ Giáo luật năm 1983 quy định: “Các tín hữu có bổn phận chu cấp cho các nhu cầu của Giáo hội, để Giáo hội có sẵn những gì cần thiết hầu sử dụng vào việc phụng thờ Thiên Chúa, các công tác tông đồ, bác ái và việc trợ cấp xứng đáng cho các thừa tác viên”.

Còn trong Thư 2 của Thánh Phaolo gửi dân Corinhto nói rõ: “Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương” (2Cr 9,7).

Vậy nhưng trong thực tế, đối với giáo dân giáo xứ Liên Hòa (xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), việc đóng góp tiền của cho Giáo hội lại là việc làm mang tính bắt buộc, mệnh lệnh.

Quảng Bình: Khi linh mục là kẻ bóc lột

Điều này được thể hiện rõ qua văn bản thông báo mới đây mà linh mục quản xứ Thân Văn Chính gửi đến số giáo dân giáo xứ Liên Hòa hiện đang làm ăn, sinh sống ở nước ngoài. Mặc dù Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh chỉ vận động giáo dân trong giáo phận đóng góp tối thiểu 02 ngày công trong năm 2019 để phục vụ việc xây dựng cơ sở vật chất cho giáo phận mới nhưng linh mục Chính lại bắt giáo dân giáo xứ Liên Hòa đóng góp hẳn 15 ngày công. Đặc biệt, tuyên bố của linh mục này về việc “thông báo danh sách trong dịp Lễ Chầu Lượt của giáo xứ sắp tới và niêm yết tên ở Bảng tin giáo xứ” đối với “cả những người đóng góp và những người không đóng góp ngày công như đã thống nhất” được ngầm hiểu là lời cảnh báo về hình phạt “bêu tên” đối với những người không đóng góp theo yêu cầu. Bên cạnh đó, không ít giáo dân giáo xứ Liên Hòa còn bức xúc cho rằng việc thông báo công khai những người đóng góp chỉ là việc “làm màu” công khai về tài chính của cha xứ nhằm mục đích chứ thực tế số tiền giáo dân đóng góp hàng năm được sử dụng như thế nào, thừa thiếu bao nhiêu thì lại không hề được linh mục Chính thông báo công khai.

Quảng Bình: Khi linh mục là kẻ bóc lột

Lao động Việt Nam tham gia biểu tình tại Đài Loan do bị bóc lột quá mức

Khoản 1261, 1 Bộ Giáo luật năm 1983 quy định: “Các tín hữu được tự do để dâng biếu tài sản cho Giáo hội”.

Trong lý thuyết, Giáo hội Công giáo không cưỡng ép mà để giáo dân tự do quyết định hình thức, mức độ đóng góp như thế nào tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người.

“Vậy nay anh em hãy hoàn thành công cuộc (lạc quyên) đó, để như anh em đã hăng hái quyết định thế nào, thì cũng tuỳ khả năng mà hoàn thành như vậy” (2Cr 8,11).

Mặc dù Giáo hội đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi quan tâm, chăm lo cho những giáo dân đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, cho rằng dù mang tiếng là ở nước ngoài nhưng họ cũng không sung sướng gì khi bị giới chủ bóc lột, phải còng lưng làm việc để trả nợ chi phí xuất khẩu lao động. Trong một thánh lễ tại nhà nguyện Thánh Marta hồi tháng 5 năm 2018, Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng đã khẳng định “bóc lột lao động là tội nặng”. Nhưng khi mà kẻ bóc lột là linh mục, nhân danh Thiên Chúa, nhân danh Giáo hội thì có lẽ giáo dân giáo xứ Liên Hòa chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà thôi?!.

Lê Dân

 

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG