Hôm nay, báo chí trong nước tốn khá nhiều giấy mực viết về cuộc trở về của Đoàn Thị Hương từ Malaysia.
Đoàn Thị Hương là nghi phạm cùng với Siti Aishah (người Indonesia) liên quan đến một vụ án giết người xảy ra tại Malaysia vào ngày 13/2/2017. Cả 2 người đã bị cảnh sát Malaysia bắt giam để phục vụ công tác điều tra. Mấu chốt của vụ án là 4 người đàn ông Triều Tiên, nhưng các nghi phạm này đã rời Malaysia để về nước ngay sau vụ sát hại. Nếu không họ sẽ bị quy về tội giết người, lúc đó việc xác đinh tội danh của từng người sẽ rõ ràng hơn. Trong phiên tòa cuối cùng vào ngày 1/4, Hương bị tuyên án 3 năm 4 tháng tù về tội Cố ý gây thương tích bằng hung khí hoặc cách thức nguy hiểm, song được xét giảm án và tha tù trước thời hạn. Trải qua 23 phiên tòa, sáng 3/5, Đoàn Thị Hương được Malaysia phóng thích khỏi nhà tù nữ ở bang Selangor. Việc Hương được trả tự do và trở về Việt Nam theo đánh giá của bà Lê Thị Thu Hằng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam là “kết quả của các nỗ lực bảo hộ công dân của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan và Liên đoàn Luật sư của Việt Nam cùng các luật sư người Malaysia”.
Đoàn Thị Hương vui mừng sau phán quyết của tòa án Malaysia ngày 1/4. Ảnh: AP
Không riêng gì Đoàn Thị Hương, mỗi người dân Việt Nam khi ra nước ngoài công tác, học tập, làm ăn chưa cần có sự đóng góp gì cho đất nước nhưng chỉ cần giữ được hình ảnh công dân Việt Nam, tuân thủ nghiêm túc luật pháp, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của nước sở tại là đã tốt rồi. Song ở đây, Hương lại phạm vào tội danh hết sức nghiêm trọng theo quy định của pháp luật Malaysia, làm ảnh hưởng đến thể diện, danh dự quốc gia, liên lụy đến các cơ quan chức năng như Chính phủ, Bộ ngoại giao, Bô Tư pháp, Liên đoàn luật sư Việt Nam. Điều đó cho thấy Đoàn Thị Hương nổi tiếng vì sự tai tiếng chứ không phải nổi tiếng bởi tài năng, trí tuệ hay sắc đẹp để làm rạng danh hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Điều nực cười hơn khi trả lời các câu hỏi của phóng viên là Đoàn Thị Hương vẫn nuôi ước mơ làm diễn viên và mong muốn được trở lại Malaysia!.
Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ công dân nhưng cũng phải trên cơ sở hiến pháp và pháp luật của nước từng nước. Sau nhiều phiên tòa, ngày 11/3/2019, các công tố viên Malaysia rút cáo buộc giết người với Siti Aisyah và phóng thích một ngày sau đó. Lúc đó đám “dân cuội” được phen lên tiếng gào rú, đồng loạt lên án, chỉ trích Chính phủ Việt Nam bỏ rơi công dân Đoàn Thị Hương. Tìm cách gây sức ép để Chính phủ tác động đến các cơ quan tố tụng của Malaysia sớm trả tự do cho Đoàn Thị Hương. Để đổi cái giá tự do cho Đoàn Thị Hương, Chính phủ và các cơ quan chức năng phải vào cuộc, tìm mọi cách tác động qua con đường ngoại giao và pháp lý. Thực ra, đó cũng là sự quan tâm quá đáng, chẳng lấy làm hay ho, tốt đẹp gì khi hành vi của Hương có yếu tố giết người.
Có những cá nhân thực sự nổi tiếng làm rạng danh đất nước thì đáng được tung hô, săn đón. Trái lại những người nổi tiếng vì đã bôi xấu, làm hoen ố thanh danh, hình ảnh đất nước lại được một bộ phân dân chúng và giới báo chí quan tâm quá đà. Điều này dường như đáng có sự lệch chuẩn trong việc xem xét, tiếp nhận và đánh giá đạo đức, nhân cách con người mới trong một bộ phận quần chúng. Nếu đó là một xu hướng thì thực sự báo động, làm đảo lộn việc tiếp cận các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của người Việt Nam.
Đoàn Thị Hương tại sân bay Nội Bài
Nếu không có sự săn đón quá mức của báo chí thì chắc rằng chả mấy ai quan tâm đến việc Đoàn Thị Hương, một nghi phạm giết người ở nước ngoài trở về. Đó chỉ là sự trở về trong hổ thẹn, tội lỗi nhưng không hiểu sao vẫn thu hút đông một lượng lớn phóng viên báo chí tác nghiệp, săn tin. Cuộc sống đang vận động hết sức sôi động, đang có rất nhiều vấn đề, nhiều đề tài rất cần báo chí phản ánh, khai thác, kể cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Chỉ vì sự nhìn nhận giản đơn, chạy theo thị hiếu tầm thường nên chính báo chí đang ngày càng tự hạ thấp uy tín và đánh mất giá trị của mình chỉ vì những vụ việc cò con, vớ vẩn như vậy.
Khánh Hữu