Friday, November 22, 2024

Apple, Qualcomm đấu nhau trong cuộc chiến pháp lý trị giá 30 tỷ USD

Apple và các đối tác liên minh sẽ bắt đầu phiên tòa tại San Diego xét xử đơn kiện chống lại Qualcomm, với cáo buộc hãng sản xuất chip tham gia vào hoạt động cấp phép bằng sáng chế bất hợp pháp.
Apple, Qualcomm đấu nhau trong cuộc chiến pháp lý trị giá 30 tỷ USD
(Nguồn: Hacked)
Trong ngày 15/4, Apple và các đối tác liên minh sẽ bắt đầu một phiên tòa tại San Diego xét xử đơn kiện chống lại nhà cung cấp chip Qualcomm, với cáo buộc hãng sản xuất chip tham gia vào các hoạt động cấp phép bằng sáng chế bất hợp pháp và đòi bồi thường thiệt hại lên tới 27 tỷ USD.

Về phần mình, cũng tại phiên tòa trên, Qualcomm sẽ kiện ngược lại Apple với cáo buộc nhà sản xuất iPhone đã ép các đối tác kinh doanh lâu năm của mình bỏ việc trả một số tiền bản quyền công nghệ và đòi bồi thường tới 15 tỷ USD.

Từ năm 2017 đến nay, Apple và Qualcomm đã kiện tụng lẫn nhau xoay quanh bản quyền công nghệ các chip modem kết nối các thiết bị như iPhone hoặc Apple Watch với các mạng dữ liệu không dây.

Qualcomm đã dành hai năm qua để thực hiện một chiến dịch gây áp lực với các cuộc giao tranh pháp lý nhỏ hơn chống lại Apple, trong đó tìm kiếm lệnh cấm bán iPhone ở Mỹ và một số thị trường khác vì vi phạm bằng sáng chế của họ.

Cả Apple lẫn Qualcomm đều rất kỳ vọng ở phiên tòa trên và kết quả của phiên tòa được cho là sẽ tạo bước ngoặt trong chiến lược kinh doanh của cả hai.

Đối với Apple, kết quả phiên tòa tích cực sẽ cho phép hãng tự do xác định con đường công nghệ của riêng họ cho các sản phẩm bom tấn bằng cách mua chip mà không phải trả lệ phí cấp bằng sáng chế cho Qualcomm, qua đó có thể giúp hạ giá bán các thiết bị.

Đối với Qualcomm, kết quả phiên tòa nếu có lợi, cùng với các cáo buộc tương tự từ các cơ quan quản lý của Mỹ sẽ quyết định số phận của chiến lược kinh doanh pha trộn giữa việc bán chip và thu phí cấp phép bản quyền với hơn 130.000 bằng sáng chế.

Hoạt động thu phí cấp phép bằng sáng chế đang là mỏ tiền của Qualcomm. Mô hình kinh doanh này đã đẩy Qualcomm từ một hãng nghiên cứu và phát triển chip với những hợp đồng nhỏ khi được thành lập năm 1985 thành một đại gia sản xuất chip toàn cầu đủ quan trọng đối với an ninh quốc gia, đến mức độ Tổng thống Donald Trump phải can thiệp để ngăn chặn thương vụ mau bán-sáp nhập của công ty này vào năm ngoái./.

Việt Đức (Vietnam+)

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG