Saturday, November 23, 2024

Bản báo cáo của HRW về tình hình nhân quyền Việt Nam liệu có giá trị?

Như thường lệ hàng năm, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRM) lại có báo cáo về tình hình nhân quyền của Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC). Những lời lẽ xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam của HRW không có gì mới so với mọi năm và có thể điểm ra như kiểm duyệt internet, thông qua luật an ninh mạng; kiểm soát các tổ chức dân sự; tiếp tục bắt các blogger; tình trạng bị tra tấn tại đồn công an… Đây là luận điệu thường xuyên mà các lực lượng phản động lưu vong và đám rân chủ trong nước thường xuyên vu cáo Việt Nam. Mục đích của bản báo cáo này là nhằm tác động đến cơ chế định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng nhân quyền dự kiến 22/1/2019 để bản báo cáo của Hội đồng nhân quyền có cái nhìn sai lệch về tình hình Việt Nam, từ đó làm giảm sút uy tín và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Vậy liệu bản báo cáo của HRW có giá trị đến đâu và tác động đến như thế nào đến bản báo cáo của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc sắp tới? Vâng, có thể nói rằng nó sẽ không có giá trị nhiều bởi các lý do sau:

Đầu tiên, cần nhận thấy rằng Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) là một tổ chức tư nhân được thành lập năm 1978 mà mục tiêu chính là giám sát tình hình cũng như hỗ trợ các nhóm bảo vệ nhân quyền tại Liên Xô. Do đó, có thể coi HRW là một công cụ do Chính phủ Mỹ dựng lên với mục đích là lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá Liên Xô. Và khi Liên Xô sụp đổ, HRW vẫn tiếp tục tồn tại và tiếp tục trở thành công cụ cho nhà cầm quyền Mỹ tiến hành các chỉ trích với các quốc gia khác theo ý đồ của Mỹ. Một trong những “sứ mệnh” HRW tự phong cho mình là “điều tra và đưa ra ánh sáng các vi phạm nhân quyền và buộc những đối tượng vi phạm phải thừa nhận trách nhiệm”; “tiến hành nghiên cứu thực tế và điều tra các vi phạm nhân quyền, báo cáo một cách công tâm về tình hình nhân quyền tại khoảng 90 quốc gia”. Mặc dù luôn khẳng định mình là một tổ chức tư nhân không chịu ảnh hưởng của bất kỳ chính phủ nào nhưng các bản báo cáo của HRW luôn thiên lệch, có dụng ý nhằm vó các nước đang hướng theo các giá trị trái ngược với ý thực hệ tư bản, các nước theo CNXH, và các nước theo đạo Hồi. Do đó, uy tín, sự tin cậy trong các báo cáo của HRW đã không được đánh giá cao tại nhiều quốc gia. Thậm chí, trang web của HRW cũng bị cấm hoạt động tại Thái Lan do những báo cáo sai trái của mình.

Bản báo cáo của HRW về tình hình nhân quyền Việt Nam liệu có giá trị?

Hội thảo công bố Báo cáo quốc gia theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Thứ hai, trước báo cáo của HRW, về phía Chính phủ Việt Nam cũng đã nộp Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Trong báo cáo này đã nêu rõ, tính đến tháng 10-2018, Việt Nam đã thực hiện được 175 trong số 182 khuyến nghị mà Việt Nam chấp thuận ở chu kỳ II (chiếm 96,2%). Bảy khuyến nghị còn lại đang được thực hiện hoặc xem xét thực hiện vào thời điểm phù hợp. Để chứng minh cho kết quả báo cáo trên, phía Việt Nam cũng đã đưa ra những dẫn chứng xác thực như: việc thông qua Hiến pháp năm 2013 và sửa đổi ban hành mới hơn 90 văn bản luật có liên quan việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam liên tục tăng, trong đó thu nhập của hộ nghèo tăng từ 15 đến 20%; tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 9,88% năm 2015 xuống 7,69% năm 2017. 38% số người dân tộc ít người dịch chuyển lên nhóm có điều kiện kinh tế cao hơn (mức chung cả nước là 28%). 63 tỉnh, thành phố đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học. Về bình đẳng giới, tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh đạt hơn 27,8%, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội nhiệm kỳ 2016 – 2021 đạt 26,71%. Đây là những số liệu thực tế, không phải dựa trên những nguồn những suy luận thiếu căn cứ như báo cáo của HRW.

Thứ ba, ngay trong năm nay Mỹ vì những bất đồng đã tuyên bố rút lui khỏi Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc. Lý do mà Mỹ rút lui bắt nguồn sâu sa từ việc Mỹ không còn có thể thao túng được tổ chức này nữa. Khi lần lượt các thành viên trong Hội đồng ra nghị quyết lên án Israel vi phạm nhân quyền hay phủ quyết nghị quyết lên án vi phạm nhân quyền mà Mỹ khởi xướng. Như vậy, “người cha” đỡ đầu cho HRW đã không còn cũng như tính tiêu cực trong đánh giá nhận xét của Hội đồng nhân quyền cũng đã giảm bớt. Như vậy, khi tiếp nhận các báo cáo nhân quyền của các chính phủ, các tổ chức thì báo cáo mang đậm tính xuyên tạc của HRW chắc chắn sẽ không được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc chú ý viện dẫn nữa.

Như vây, chúng ta cũng không cần quá lo lắng về bản báo cáo nhân quyền mà HRW đưa ra gần đây. Bởi tính xác thực và giá trị của bản báo cáo này đã bị các tổ chức phản động, đám rân chủ thổi phồng lên quá mức.

Tọa Sơn (Tiếng nói trẻ)

 

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG