Theo như các bài viết của Phạm Chí Dũng vừa tung lên mạng internet liên quan tới vấn đề “công đoàn độc lập” gắn liền với việc Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thì có vẻ như Phạm Chí Dũng rất hí hửng với câu chuyện công đoàn độc lập.
Phạm Chí Dũng viết:
“Chỉ 5 ngày sau khi được ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng với tờ trình ‘chỉ đạo’ về tính cấp thiết phải phê chuẩn CPTPP, 100% đại biểu Quốc hội đã đồng loạt ‘gật’ cho hiệp định này vào chiều 12/11/2018, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 7 trong khối CPTPP thông qua hiệp định CPTPP, sau 6 nước đã thông qua là New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico và Singapore, Australia.
Hoàn toàn không giống với các dự thảo luật do Việt Nam soạn thảo và thông qua, CPTPP và một văn kiện mà sau khi đã kết thúc đàm phán vào năm 2017 và ký kết, Quốc hội Việt Nam chỉ hoặc lắc đầu hoặc gật đầu mà không có quyền chỉnh sửa bất kỳ nội dung nào trong hiệp định này. Theo đó, những điều khoản về công đoàn độc lập trong CPTPP cũng đương nhiên giữ vai trò bất di bất dịch mà Việt Nam không có quyền xóa bỏ hay tìm cách hạn chế bớt ảnh hưởng của định chế bảo vệ quyền lợi người lao động đó”.
Và có lẽ đây cũng là tâm trạng của nhiều nhà “dân chủ” khác. Vấn đề đặt ra là, tại sao Phạm Chí Dũng và các nhà “dân chủ” lại tỏ ra hả hê và phấn khởi ra mặt như thế với công đoàn độc lập. Phải chăng họ quan tâm thực sự tới quyền lợi của người lao động.
Hoàn toàn không phải như vậy. Theo phân tích của nhiều người thì việc Phạm Chí Dũng phấn khởi với công đoàn độc lập bởi Phạm Chí Dũng hi vọng rằng với công đoàn độc lập sẽ là hình thức khởi xướng cho việc thành lập các tổ chức hội nhóm bất hợp pháp, có thể tiến tới phát triển lực lượng công khai hóa thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước, đấu tranh lật đổ chính quyền theo hình mẫu của Công đoàn đoàn kết ở Ba Lan trước đây.
Điển hình như trong cách viết của minhf, Phạm Chí Dũng cho rằng ngay bây giờ đây ở Việt Nam đang tồn tại hai tổ chức công đoàn độc lập là Phong trào lao động Việt và Liên đoàn lao động Việt tự do. Tuy nhiên, cần khẳng định luôn rằng đây không phải là tổ chức công đoàn độc lập của công nhân theo đúng nghĩa mà là hai tổ chức hội nhóm bất hợp pháp hoạt động theo xu hướng chống phá chính quyền.
Phạm Chí Dũng cũng cho rằng “Vào lúc này đây, những nhà hoạt động nhân quyền tiền thân của Công đoàn độc lập, những con người đầu tiên dấn thân đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp công nhân Việt Nam – Đoàn Huy Chương, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Trương Minh Đức, Hoàng Bình… đang có thể mỉm cười rạng rỡ”.
Cần khẳng định lại một lần nữa rằng, những người trên không phải là người hoạt động vì quyền lợi công nhân mà bản chất là đối tượng chống phá chính quyền, vi phạm pháp luật, bị pháp luật xử lý. Việc Phạm Chí Dũng cố tình đánh đồng công đoàn độc lập với những người như Đoàn Huy Chương, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân… đã cho thấy rõ ý đồ thực sự của Dũng sau câu chuyện công đoàn độc lập.
Vì thế vấn đề công đoàn độc lập của Dũng nghe rất có mùi.
LĂNG PHONG