Kỳ 1: Tài năng có hạn, thủ đoạn vô biên
Chu Hảo sinh ngày 15/5/1940. Chu Hảo có bố là ông Chu Đình Xương, cán bộ cao cấp của ngành Công an. Năm 1945, ông Chu Đình Xương từng giữ chức Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ, Phó Giám đốc Sở Công an Trung Bộ, Giám đốc Sở Công an Nam Trung Bộ, sau chuyển ngành làm Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa. Xuất thân trong một gia đình tuy chưa thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt, nhưng cũng tương đối có điều kiện để cậu ấm Chu Hảo được hưởng các ưu đãi trong việc học hành. Nhìn lại cuộc đời và quan lộ của ông Chu Hảo sẽ thấy đó là một con đường thăng tiến hanh thông, không gặp phải bất cứ chướng ngại hay trắc trở nào.
Ông Chu Hảo
Chu Hảo làm luận án Tiến sĩ năm 1979, được phong hàm Giáo sư năm 1983. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Chu Hảo không hề có một công trình nghiên cứu nào có giá trị, nhất là trong ngành vật lí, thuộc lĩnh vực chuyên sâu của ông ta. Theo quan niệm của giới học thuật thì một người dành nửa cuộc đời để đi học nhưng không cho ra được công trình nghiên cứu hoặc sáng tạo có giá trị nào thì chỉ đáng được coi là một cậu học sinh, chứ không phải là một trí thức.
Năm 1985, Chu Hảo làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Công nghệ quốc gia. Ngoài ra, Chu Hảo còn làm ở Viện Vật lý Kỹ thuật và Viện phó Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ. Năm 1996, Chu Hảo được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ kiêm Giám đốc Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Từ 2005 đến nay, Chu Hảo là thành viên Hội đồng TW của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Như vậy, Chu Hảo đương nhiên đứng đầu danh sách những người phải chịu trách nhiệm về tình trạng yếu kém của nền khoa học và công nghệ Việt Nam. Ông ta cũng phải chịu trách nhiệm về tình trạng của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và những vụ tham nhũng đằng sau, khi mà cho đến giờ, 9 năm sau khi dự án được triển khai, khu đất này vẫn giống một mảnh đất hoang để cho thuê hơn là một “thành phố công nghệ” như dự tính. Với một người có năng lực chuyên môn yếu kém vậy nhưng suốt bao năm nay, trong khi toàn bộ phong trào đối lập vẫn không ngừng phê phán, chỉ trích sự yếu kém của nền khoa học – công nghệ Việt Nam mà không hề đặt câu hỏi về trách nhiệm của Chu Hảo. Thay vào đó, Giáo sư Chu Hảo – người không đưa ra được một công trình nghiên cứu hoặc bài báo học thuật có giá trị nào trong đời, cũng là người thất bại trong mọi vai trò quản lý mà ông từng đảm nhiệm, lại được dư luận ca ngợi như một trí thức lớn, tiến bộ, yêu nước thương dân.
Năm 2005, Chu Hảo bất ngờ nghỉ hưu sớm. Cũng trong năm này, ông trở thành thành viên Hội đồng TW của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Tháng 09/2005, NXB Tri Thức được thành lập, trực thuộc VUSTA và đặt văn phòng ở ngay trụ sở VUSTA tại số 53. Nguyễn Du, Hà Nội. Ngày 07/12/2005, VUSTA ra Quyết định số 1417/QĐ-LHH về việc thành lập Quỹ Dịch thuật Việt Nam. Ngày 09/01/2007, quỹ này được đổi tên thành Quỹ Dịch thuật Phan Chu Trinh, đến tháng 11/2008 đổi tên thành Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh. Cũng trong tháng 12/2005, NXB Tri Thức xuất bản những cuốn sách đầu tiên của mình. Nhuận bút cho dịch giả của những cuốn sách này cũng chính là khoản chi đầu tiên mà Quỹ Dịch thuật Việt Nam xuất.
Tháng 12/2006, các bản dịch của NXB Tri Thức bắt đầu được tài trợ của Trung tâm Văn hóa và hợp tác Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ xuất bản Nguyễn Văn Vĩnh. Không đáng ngạc nhiên, vì Chu Hảo là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Pháp từ 1996 đến nay.
Từ tháng 01/2007, tại trụ sở VUSTA, NXB Tri Thức bắt đầu tổ chức định kỳ “một loạt các buổi tọa đàm về sách và đọc sách”. Nhưng trên thực tế, các “buổi tọa đàm” này thực chất là buổi diễn thuyết, nơi diễn giả mượn sách để tuyên truyền chính trị. Trong những buổi sinh hoạt này, Chu Hảo thường xuyên giữ vai trò điều phối. Ngày 09/01/2007, ngay sau khi Quỹ Dịch thuật Việt Nam đổi tên thành Quỹ Dịch thuật Phan Chu Trinh, NXB Tri Thức khởi động kế hoạch xây dựng lực lượng sinh viên, bằng buổi diễn thuyết đầu tiên trên giảng đường tại trường Đại học Khoa học Xã hội & nhân văn, thuộc Đại học quốc gia Hà Nội.
Ngày 18/10/2007, Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) được Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội cấp giấy phép hoạt động khoa học và công nghệ. Từ 07/12/2007, Viện IDS đã liên tục cùng NXB Tri Thức tổ chức các “buổi tọa đàm” ở trụ sở VUSTA. Cho đến hết tháng 07/2008, 16 thành viên của Viện IDS chỉ nhận tổng cộng 3 đề tài nghiên cứu nhưng không đưa ra được một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào. Trong khi đó, cũng trong khoảng thời gian này, Viện tổ chức trung bình 2 “buổi tọa đàm”/tháng. Với mật độ “tọa đàm” quá dày nhưng kết quả nghiên cứu quá ít cho nên khó có thể nói Viện IDS là một viện nghiên cứu nghiêm túc hay là một công ty tổ chức sự kiện.
Tháng 06/2008, NXB Tri Thức xuất bản cuốn sách đầu tiên của Đặng Phong, người mà họ tôn vinh là “sử gia kinh tế số một của Việt Nam”. Năm 2008, tiến sĩ kinh tế Nguyễn Đức Thành, thành viên Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, bắt đầu làm giảng viên Đại học Kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội. Ngày 07/07/2008, Nguyễn Đức Thành thành lập Trung tâm Nghiên cứu kinh tế & chính sách (VEPR) trực thuộc Đại học Kinh tế và lập tức giữ chức Giám đốc Trung tâm. Tháng 12/2008, NXB Tri Thức phối hợp với VERP và đại sứ quán Pháp tổ chức buổi hội thảo về sách kinh tế đầu tiên của mình. Tháng 05/2009, NXB Tri Thức trở thành đơn vị hợp tác chính thức về xuất bản với VEPR, chịu trách nhiệm xuất bản mọi ấn phẩm của VEPR. Tháng 12/2009, tại Đại học Kinh tế, NXB Tri Thức phối hợp với Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh và VEPR tổ chức một buổi tọa đàm về kinh tế, với sự tham gia của Đặng Phong. Tuy nhiên đến năm 2010, Đặng Phong mất, các hoạt động hợp tác này gần như chấm dứt.
NXB Tri Thức cũng là cơ quan bảo trợ cho việc xuất bản và tổ chức sự kiện cho các ấn phẩm và hoạt động của ông Phạm Toàn. Cần lưu ý rằng hầu hết những hợp tác sôi động giữa NXB Tri Thức và Phạm Toàn được tiến hành trong hai năm 2009 và 2010, khi trang Bauxite Việt Nam do ông này tham gia điều hành đang là tâm điểm của phong trào chính trị đối lập. Xin hãy nhìn vai trò của nhóm trí thức cầm đầu Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh trong trang Bauxite Việt Nam và thái độ của trang này đối với nhân vật Phan Chu Trinh.
Hiện nay, trong mắt dư luận, Chu Hảo hiện diện dưới cương vị Giám đốc NXB Tri Thức, thành viên trong ban lãnh đạo Viện Phan Chu Trinh, Đại học Phan Chu Trinh (vừa giải thể) và Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh. Ông thể hiện mình là một nhà hoạt động và “nhà yêu nước mẫn cán”, khi liên tục đi từ Bắc chí Nam để vận động tài chính cho những tổ chức này. Tuy nhiên, ít ai biết rằng khi Đại học Phan Chu Trinh phải đóng cửa vì thua lỗ, còn NXB Tri Thức liên tục than vãn về tình hình tài chính khó khăn. Trong khi Nguyên Ngọc sống dựa vào một căn hộ tập thể xập xệ, cũ nát và cơ sở vật chất của trường, nhiều tác giả và dịch giả hợp tác với NXB Tri Thức được trả nhuận bút bằng sách thì Chu Hảo vẫn đang chơi golf hằng tuần, đồng thời sở hữu nhiều biệt thự ở Đà Nẵng và Hà Nội. Bây giờ, nếu dư luận đề nghị NXB Tri Thức minh bạch hóa tài chính, chưa chắc ông Chu Hảo dám thông qua.
Có thể thấy rằng Chu Hảo không phải là một trí thức, cũng không phải là một người yêu nước. Ông ta chỉ là một nhân vật con ông cháu cha, hưởng mọi sự đãi ngộ của chế độ, rồi giữ vị trí quan trọng trong một nhóm lợi ích. Nhóm lợi ích đó, chuyên dùng các trí thức giả và thật để giành tính chính danh mà Chu Hảo giữ vai trò chủ chốt.
Kỳ Sơn (Tổng hợp)