Friday, November 22, 2024

Ngày 22/10: Xử phúc thẩm “bà trùm” Hứa Thị Phấn

Bị cáo Hứa Thị Phấn cùng 10 bị cáo khác trong vụ án đã kháng án sau phiên xử sơ thẩm.

Ngày 22/10: Xử phúc thẩm “bà trùm” Hứa Thị Phấn

Bị cáo Hứa Thị Phấn được biết đến là “bà trùm” Trustbank với việc nắm giữ gần 85% cổ phần nhà băng này.

TAND Cấp cao tại TPHCM đã có quyết định mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Hứa Thị Phấn, nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín –TrustBank, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Phú Mỹ cùng đồng phạm tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 22 – 31/10 do thẩm phán cao cấp Phan Thanh Tùng làm chủ tọa.

Theo quyết định trên, sau phiên xét xử sơ thẩm đã có 11 bị cáo nộp đơn kháng cáo, trong đó có Bà Hứa Thị Phấn đã bị tuyên 30 năm tù; Bùi Thị Kim Loan, nguyên là kế toán Công ty Phú Mỹ đã bị tuyên 28 năm tù; bị cáo Hoàng Văn Toàn và Trần Sơn Nam, nguyên là Chủ tịch và Tổng giám đốc Trustbank…

Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam là nguyên đơn dân sự đồng thời là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Các tổ chức khác được tòa triệu tập gồm Tập đoàn Thiên Thanh, Ngân hàng Agribank, Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Kiên Long, Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam, HDBank, Vietcombank, BIDV, VIB, OCB, HSBC Việt Nam, Seabank, Ngân hàng Bảo Việt, SHB, Tập đoàn SSG, Chi cục thuế quận 3, Chứng khoán Đại Việt, Tập đoàn Mai Linh, Chứng khoán VNDirect, Chứng khoán SSI, Chứng khoán FPT, Công ty Vạn Phát Hưng, Công ty Phương Trang, Công ty Đức Khải…

Bị án Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Ngân hàng VNCB (trước đây là Trustbank, sau này là CB), Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh và bị cán Phan Thành Mai, nguyên Tổng giám đốc VNCB cũng được triệu tập tham dự phiên tòa.

Tại bản án sơ thẩm 31/5 nêu, bà Hứa Thị Phấn lợi dụng việc nắm giữ 84,92% vốn điều lệ của TrustBank đã điều hành, chi phối, thâu tóm toàn bộ HĐQT. Bà Phấn đã lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng, hoạt động thu chi tiền mặt nhằm thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái thông qua việc nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch từ khoảng 154 tỷ đồng lên đến 1.260 tỷ đồng để bán cho TrustBank. Bà Phấn đã chiếm đoạt của ngân hàng hơn 1.105 tỷ đồng; hạch toán thu – chi khống, cấn trừ để gây thiệt hại cho TrustBank hơn 5.256 tỷ đồng.

Hành vi của bị cáo Phấn và các bị cáo trong vụ án là nguyên nhân dẫn đến TrustBank bị Ngân hàng Nhà nước xếp loại ngân hàng loại D (loại yếu kém), lỗ lũy kế hơn 6.000 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ vỡ của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB, tiền thân là TrustBank, sau này là CB), khi nhóm cổ đông Phạm Công Danh tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của TrustBank từ bị cáo Phấn.

Về trách nhiệm dân sự, hội đồng xét xử nhận định toàn bộ số tiền thiệt hại tại TrustBank đều do bị cáo Phấn sử dụng hết nên tuyên buộc bị cáo bồi thường 16.791 tỷ đồng, bao gồm 6.362 tỷ đồng tiền gốc và hơn 10.000 tỷ đồng lãi phát sinh cho CB.

Về mối quan hệ giữa CB và Công ty Phương Trang, toà tuyên buộc công ty Phương Trang có trách nhiệm thanh toán khoản nợ gốc mà công ty Phương Trang thực nhận là hơn 3.936 tỷ đồng cùng lãi phát sinh đến thời điểm khởi tố vụ án với tổng số tiền là hơn 6.400 tỷ đồng cho CB.

Được biết, bị cáo Hứa Thị Phấn vẫn nằm tại Bệnh viện Tân Hưng, quận 7 với giám định sức khỏe mất 93%.

HUYỀN TRÂM

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG