Tin chính thức từ Hội đồng Giám mục Việt Nam cho hay: “Trưa ngày 26/9/2018, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski, Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam, và đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đến viếng thi hài cố Chủ tịch Trần Đại Quang tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Vì đang tổ chức Hội nghị thường niên kỳ II-2018 nên Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề cử Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội và Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đi cùng Đức Tổng giám mục Đại diện Toà Thánh đến tham dự lễ tang.
Ngỏ lời chia buồn, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski đã viết trong sổ tang: Thay mặt Toà Thánh (Vatican), tôi gửi lời chia buồn sâu sắc và chân thành trước sự ra đi của Chủ tịch Trần Đại Quang. Xin Thiên Chúa ban cho ngài an giấc ngàn thu, an ủi gia đình ngài và dân tộc Việt Nam.
Tại lễ tang, ông Trương Hòa Bình – ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực – và ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, đã gặp và cảm ơn Đức Tổng giám mục Marek Zalewski cùng đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam”.
Động thái này được báo trước qua nội dung phát biểu của TGM Nguyễn Chí Linh, chủ tịch Hội đồng Giám mục VN ngay sau khi các Giám mục, Hồng y, Tổng Giám mục có mặt tại Trung tâm mục vụ Giáo phận Mỹ Tho (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) dự khai mạc Hội nghị Thường niên HĐGMVN kỳ II-2018.
Trước đó, Toà thánh đã có điện văn chia buồn, Hội đồng Giám mục VN có thư phân ưu gửi tới bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, quyền chủ tịch nước sau khi nghe tin chủ tịch Trần Đại Quang qua đời.
Với những gì đã thể hiện, hoàn toàn đồng tình với đánh giá của một blog khi viết rằng: “Việc thay đổi tân sứ thần vì thế được cho là sẽ gia tăng sức sống cho bộ phận trung gian trong thúc đẩy quan hệ giữa hai bên (Nhà nước VN và Toà thánh). Với cách tiếp cận không mấy vồ vập, thong thả, điềm đạm và mang đầy tính xây dựng, nhiệm kỳ tới đây của tân sứ thần Toà thánh sẽ có nhiều điểm đổi mới.
Và riêng trong câu chuyện xung quanh điện văn chia buồn của toà thánh thì không phải được công bố qua văn phòng báo chí của Toà thánh mà như “Thư phân ưu” của Hội đồng Giám mục VN đã nêu, thư phân ưu được chuyển qua Tân sứ thần. Sự cầu thị như thế là có thừa và đương nhiên đằng sau đó là cả một thông điệp về sự thiện chí!
Một câu chuyện khác cũng cần được đề cập tới. Không có ý so sánh giữa các tôn giáo, bởi điều đó là khập khiễng. Nhưng dễ thường, sự lên tiếng của Hội đồng Giám mục VN qua thư phân ưu là động thái cân bằng tiếng nói của các tôn giáo trước sự ra đi của chủ tịch Trần Đại Quang. Rằng, trong khi Phật giáo tỏ ra khá sốt sắng, họ từ cấp TƯ giáo hội, Tỉnh hội, thậm chí huyện Hội đã tổ chức các thánh lễ cầu siêu, tưởng nhớ tới Chủ tịch Trần Đại Quang. Họ (Phật Giáo) cũng đang rất đỗi tích cực trong việc tham gia vào các khâu quan trọng trong lễ Quốc tang của cố Chủ tịch nước…
Giáo hội công giáo không thực hiện điều đó vì nhiều lí do cả về khách quan, chủ quan, xưa và nay, nhưng với bức thư phân ưu họ đang cho thấy, họ không đứng ngoài cuộc. Càng không muốn bị mang tiếng “thiếu đồng hành” gì đó với đất nước. Sự lên tiếng của họ vì thế nói lên nhiều thứ. Và dù chưa chính thức nhưng với những gì được chỉ ra, hi vọng đó là một điểm sáng để Giáo hội công giáo tiếp tục phát huy và kế thừa những hệ giá trị được chỉ ra đó!” (theo blog Việt Nam mới).
Và rồi đây, với những triển vọng đó thì chắc chắc mối quan hệ giữa nhà nước Vn và Toà thánh sẽ có nhiều sự thăng tiến. Thay vì có những nét bất đồng thì hai bên sẽ thúc đẩy và gia tăng sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau. Đương nhiên trong bối cảnh đó sẽ không hề có chỗ đứng cho những kẻ buôn thần bán thánh, những kẻ đội lốt thầy tu mà suốt ngày ra rả chống đối hoặc kích động chống đối.
Đó cũng là kỷ nguyên chấm hết cho những chủ chăn cuồng ngôn bất chấp đạo lý – những kẻ đang cố tình biến “linh mục” thành một cái nghề để kiếm sống hơn là thực hành đức tin, gia tăng ân sủng…
Càng mừng hơn, khi cùng với tân đại diện Toà thánh thì Hội đồng Giám mục Vn – cơ quan lãnh đạo của Giáo hội công giáo Vn đang thực sự đồng vọng, có cùng tiếng nói. Đó là lí do chúng ta kỳ vọng những thanh âm trong trẻo trong mối quan hệ hai bên, xoá bỏ những bản nhạc xô bồ đã có trong quá khứ.