Saturday, November 23, 2024

Trump ký lệnh cấm chính phủ Mỹ sử dụng công nghệ của Huawei, ZTE

Công nghệ của Huawei và ZTE sẽ bị cấm sử dụng trong chính phủ Mỹ và các nhà thầu cung cấp dịch vụ cho Nhà nước. Lệnh cấm này được tổng thống Trump ký vào ngày 13/8.

Quyết định này là một phần của đạo luật ủy quyền quốc phòng Mỹ. Trước đó, lệnh cấm đã được kiến nghị nhiều tháng bởi các thành viên Đảng Cộng hòa. Việc sử dụng công nghệ của hai hãng viễn thông lớn nhất Trung Quốc cho bộ máy chính phủ được nhiều người xem là mối đe dọa an ninh quốc gia.

Tháng 6/2018, Thượng viện Mỹ đã đề xuất cấm các giao dịch thương mại với ZTE. Điều này làm gia tăng khả năng đóng cửa công ty này tại Mỹ. Tuy nhiên, Nhà Trắng đã không thông qua lệnh cấm. Các hoạt động thương mại của ZTE vẫn sẽ được phép tiếp tục.

Trump ký lệnh cấm chính phủ Mỹ sử dụng công nghệ của Huawei, ZTE

Công nghệ của Huawei và ZTE bị cấm sử dụng trong các hoạt động chính phủ quan trọng. Ảnh: Bloomberg.

Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ lại quyết định cấm chính phủ Mỹ hay bất kỳ ai muốn làm việc với chính phủ sử dụng các công nghệ đến từ Huawei, ZTE và một số công ty viễn thông Trung Quốc. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực trong hai năm tới.

Cụ thể, lệnh mới sẽ cấm các công ty có liên quan đến chính phủ sử dụng các thành phần, dịch vụ của Huawei và ZTE ở những công việc “thiết yếu”, “quan trọng” đối với hệ thống mà họ đang sử dụng. Một số thành phần không quá quan trọng vẫn được cấp phép sử dụng công nghệ của Huawei và ZTE.

Mặc dù Tổng thống Trump không muốn gỡ bỏ lệnh cấm với ZTE nhưng Bộ Thương mại Mỹ lại muốn đưa ra đàm phán cấp phép cho công ty viễn thông này. Vì vậy, nhiều câu hỏi đặt ra, ông Trump có tiếp tục ký lệnh mới để kiểm soát các quyết định cấp phép hay không.

Huawei và ZTE từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của chính phủ Mỹ. Trong một báo cáo của Nhà Trắng năm 2012, cả hai công ty viễn thông này đều bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG