Chuyện cái thẻ lên tàu của nhà thầu cục 6 đường sắt Trung Quốc phát cho quan – khách hôm chạy thử 11/08 để nghiệm thu và đưa vào vận hành chính thức xem chừng có sức hút hơn nhiều người vẫn tưởng. Chỉ vì có mỗi cái thẻ lên tàu ghi chữ Trung Quốc trên chữ Việt Nam mà đã có không ít lí lẽ được nói ra.
Nào là đấy là biểu hiện của việc TQ coi thường Việt Nam và ti tỉ những lí do liên quan đến TQ. Chưa hết, không ít lẻ mông muội, não được cấu tạo bởi đất sét và đậu phụ đã đặt ra không ít những câu hỏi không thể ngây thơ hơn nữa, kiểu như tại sao ở Việt Nam mà lại cho nó ghi chữ Tàu? Song ngữ thì phải ghi tiếng Anh chứ? Và như thường lệ, câu chuyện nhục quốc thể lại được tái xuất và sau đó được nâng lên một tầm cao mới với những từ hết sức quen thuộc như “hèn với Trung Quốc”… và tiến tới chửi rủa, xỉ vả chế độ lúc nào không hay dù xét cho cùng không có nhiều yếu tố liên quan.
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều khi đề cập chuyện này ngoài việc tán đồng khá mạnh mẽ đối với ý kiến được chỉ ra thì ông ta cũng đưa ra những lí lẽ kiểu như:
– “Đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh được làm bằng tiền vay của Trung Quốc và do nhà thầu Trung Quốc thi công. Nhưng Việt Nam vay tiền thì Việt Nam phải trả nợ. Có những món nợ bằng tiền mà người ta đôi khi phải trả bằng cả vận mệnh của cả quốc gia. Và nhà thầu Trung Quốc chỉ là một người làm thuê không hơn không kém cho dù bởi bất cứ lý do nào. Vì thế, Trung Quốc không được quyền quyết định tùy tiện các văn bản đang sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam nếu không được luật pháp của Việt Nam cho phép. Đặc biệt đơn vị quản lý dự án này phải hiểu và yêu cầu nhà thầu ( người làm thuê) chấp hành các qui định của nước sở tại. Câu chuyện về biển chỉ dẫn các nhà ga và chiếc thẻ lên tàu diễn ra cách nhau có mấy ngày. Như vậy không hề có sự “rút kinh nghiệm” của Ban quản lý và nhà thầu. Chính điều đó làm cho người dân thấy một điều gì đó không bình thường ẩn sau những biển chỉ dẫn nhỏ và cái thẻ lên tàu còn nhỏ hơn”.
– “Cho dù tuyến đường sắt trên cao đang trong thời gian vận hành thử và tiền xây dựng tuyến đường này là vay của Trung Quốc thì các nguyên tắc, qui định…vẫn phải được chấp hành nghiêm túc như treo một cái biển nhà ga. Nếu không thì với một ít tiền thôi chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất lòng tự trọng hay nói rộng hơn là đánh mất chủ quyền của một quốc gia trong một việc làm tưởng như nhỏ nhặt. Vấn đề Trung Quốc từng bước lấn chiếm chủ quyền một số biển đảo của chúng ta lâu nay không cho phép người Việt Nam nhìn nhận mọi hành vi của Trung Quốc với con mắt bình thường được nữa. Người Việt có câu “ một sự bất tín, vạn sự bất tin”. Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc từ thời phong kiến đến nay đã có hàng ngàn sự bất tín với Việt Nam. Việc lấy lại lòng tin của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc quả là một thách thức giống như tát cạn biển đông vậy”.
Xung quanh chuyện này, dù không còn mới nhưng Mõ cũng xin được góp vui mấy nhời hi vọng sẽ thông não được bội kẻ cần lao thiểu năng thích nói chuyện chính trị.
Đầu tiên xin được bắt đầu bằng khởi ý của nhà văn Nguyễn Quang Thiều ở trên: “Đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh được làm bằng tiền vay của Trung Quốc và do nhà thầu Trung Quốc thi công”. Và cũng hoàn toàn đồng tình với nhà văn này là “Việt Nam vay tiền thì Việt Nam phải trả nợ” và “Trung Quốc không được quyền quyết định tùy tiện các văn bản đang sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam nếu không được luật pháp của Việt Nam cho phép“.
Nhưng hãy từ bỏ ngay ý nghĩ: “nhà thầu Trung Quốc chỉ là một người làm thuê không hơn không kém cho dù bởi bất cứ lý do nào“. Hiệp định vay vốn làm đường sắt trên cao tại Hà Nội là ta vay toàn bộ của TQ và nó làm tổng thầu luôn. Mà theo lẽ thường, những kẻ cho vay luôn giành thế thượng phong, họ sẽ chẳng đời nào để cho người khác làm chủ thầu khi họ đã chi tiền ra để trang trải. Mà không riêng gì TQ, bất cứ đối tác cho vay nào thì cũng đều xảy ra những chuyện không thể nào khác được.
Một khi đã đồng ý cho họ làm tổng thầu thì đương nhiên khi khi dự án chưa nghiệm thu và bàn giao cho phía Việt Nam đưa vào sử dụng thì theo nguyên tắc quyền quyết định vẫn ít nhiều thuộc về TQ. Nó về bản chất không khác gì so với quy chế đại sứ quán mà ta vẫn áp dụng. Và chính bởi điều này nên khi mọi thứ chưa được bàn giao và đang trong quá trình vận hành thử thì đương nhiên vẫn là của họ và họ dù không phải là tất cả nhưng vẫn đóng vai trò là chủ. Đó là chuyện mà dưới góc cạnh nào thì không có gì đáng phải bàn cãi.
Riêng về chi tiết nói rằng: Có một sự tiếp sức của giới chức trong nước đối với cái thẻ vận hành thử kia thì xin thưa rằng, nó lại càng ấu trĩ. Bởi lẽ khi chưa bàn giao và chưa thực hiện việc nghiệm thu thì phía VN hoàn toàn không thể chi phối vào những câu chuyện trong đó, ngoài những vấn đề có tính nguyên tắc đã được xác lập trong hợp đồng hoặc biên bản ghi nhớ. Cho nên, hãy đừng vì một cái chuyện không đâu mà thoá mạ chính quyền. Nếu các vị có không đồng tình với cách làm của nhà thầu TQ dưới mọi khía cạnh thì hãy nên suy nghĩ tích cực rằng: Suy cho cùng đó là ý chí đơn phương của nhà thầu phía TQ, không hơn, không kém.
Còn về cái nguyên tắc “sử dụng song ngữ trong các văn bản, biển hiệu, tên các công trình, các khu du lịch, địa điểm văn hóa….Khi sử dụng song ngữ hay nhiều ngữ trong một văn bản thì tiếng của nước sở tại ( ở đây là Việt Nam) phải được đưa lên đầu tiên. Đấy là văn hóa, là chủ quyền quốc gia. Mọi sự là khác đi là vô tình ( có thể hữu ý) xúc phạm đến chủ quyền của nước sở tại cho dù chỉ là vấn đề ngôn ngữ. Sau này khi nhà ga chính thức họa động thì hai thứ tiếng được sử dụng đầu tiên là Việt và Anh. Nếu thêm các tiếng khác thì phải tính đến các nhu cầu cần thiết và hợp lý của ngôn ngữ đó cho sinh hoạt và kinh doanh” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều thì xem chừng ông không hiểu điều gì, chỉ phán càn mà thôi.
Bởi, theo quy định, các trường hợp nào viết song ngữ phải bằng tiếng Anh là để quảng bá hình ảnh đất nước và các vấn đề liên quan đến quốc tế; Hội nghị đa phương hoặc quốc tế tổ chức tại Việt Nam; Các quốc gia sử dụng tiếng Anh hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam. Và đương nhiên, trường hợp đang được nói đến không thuộc phạm vi và thực hiện cái quy định này!
Qua chuyện này mới biết, chuyện “tự diễn biến” ở xứ ta đa phần là do thiếu hiểu biết mà nói đúng hơn là ngu chứ không phải vì giới chức thế này, thế kia. Hiểu điều này mới biết làm truyền thông, báo chí ở xứ ta khổ thế nào. Còn lâu mới cải tạo được những khối óc mà tự thân nó đã hằn lên những sự thiên kiến, lệch lạc sẵn trong mình.
Theo molang