Saturday, November 23, 2024

Sách lược kéo Mỹ ra khỏi phương Tây: Nga thất bại vòng vây trừng phạt

Nga liên tục khai thác các khác biệt giữa Mỹ và các đồng minh nhằm tạo khoảng cách giữa Washington và phương Tây trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Nga gần đây.

Nga tạo khoảng cách giữa phương Tây và Mỹ

Giới chuyên gia đánh giá rằng, Moscow vẫn chưa đủ khả năng để khai thác hết các điểm khác biệt giữa phương Tây và Washington.

Sách lược kéo Mỹ ra khỏi phương Tây: Nga thất bại vòng vây trừng phạtThượng đỉnh Helsinki. Ảnh: the New Yorks Times

Tổng thống Trump đã đưa ra các dòng tweet căng thẳng kèm theo trừng phạt mới vào Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Sáu (ngày 10/8) trước khi Tổng thống Putin có cuộc điện đàm với Tổng thống Erdogan.

Chiến lược  của ông Putin nhằm vào NATO và châu Âu để chia xa Mỹ. Tuy nhiên, Moscow đã thất bại để thuyết phục và gây sức ép đối với phương Tây nhằm nới lỏng các trừng phạt kinh tế  vào Nga sau khi nước này sáp nhập Crimea. Thực tế, Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước đã đe dọa tiếp tục trừng phạt mới vào Nga sau các đề xuất của Thượng viện nước này.

Một số thành viên liên minh châu Âu vài năm qua cho biết, họ sẵn sàng hỗ trợ Moscow trong thời gian ặt khó khăn từ các trừng phạt, đặc biệt khi Moscow vướng vào các cáo buộc liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal tại Anh.

Theo giới quan sát, Tổng thống Putin có thể ăn mừng chiến thắng sau cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhằm thắt chắt quan hệ kinh tế và quân sự với Nga cho một chương trình hợp tác mạnh hơn trong tương lai gần.

Tuy nhiên, các nỗ lực để thoát khỏi trừng phạt kinh tế vào Nga vẫn được xem là vấn đề nan giải, gây  khó khăn cho kinh tế Moscow cả trong nước lẫn ngoài nước.

“Nhiều người hi vọng rằng, thượng đỉnh Helsinki sẽ phục hồi quan hệ Nga và Mỹ. Và nếu không giúp nới lỏng các trừng phạt hiện tại thì ít nhất cũng tránh né được các trừng phạt tiếp theo”, bà Maria Snegovaya – nhà phân tích về Mỹ cho biết.

Tổng thống Trump liên tục tuyên bố nỗ lực cải thiện quan hệ với Moscow trong khi Quốc hội và nội bộ Mỹ lại liên tục tăng tốc các trừng phạt mới nhằm vào nước này.

“Mọi người hoang mang vì tín hiệu mập mờ trong quan hệ hai nước”, ông Andrei V. Kortunov, Tổng giám đốc Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga cho biết.

“Nga vẫn bị bao vây tứ phía”

Các nhà phân tích cho biết, phản ứng của Kremlin kể từ sau khi sáp nhập Crimea được mô tả giống như bị bao vây tứ phía. Sau 4 năm, người Nga dường như có thể cảm thấy sự mệt mỏi. Sự tín nhiệm dành cho Tổng thống Putin có phần cũng giảm đi bởi các căng thẳng của phương Tây.

“Mọi người đang nói: Hãy phục hồi nước Nga lớn mạnh. Tuy nhiên, không phải là chi phí thu nhập của chúng tôi. Khi người Nga bắt đầu cảm thấy chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin phải trả giá quá đắt thì thái độ bắt đầu thay đổi và căng thẳng có thể tăng dần lên”, Giám đốc Trung tâm Levada – ông Lev D. Gudkov nói.

Sau thượng đỉnh Helsinki, 42% người Nga trong một cuộc khảo sát cho biết, họ ủng hộ quan điểm của châu Âu và Mỹ. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ khi Moscow tuyên bố sáp nhập Crimea.

Cuộc thăm dò ý kiến của  tổ chức Public Opinion Foundation (FOM) cho biết, chỉ 45% người tham gia khảo sát ủng hộ ông Putin trong nhiệm kỳ Tổng thống hiện tại – tỷ lệ thấp trong vòng 5 năm nay.

Ông Gudkov, Giám đốc trung tâm Levada trích dẫn ra lý do Nga nên “thân thiện hơn” với phương Tây. Hàng trăm nghìn người nước ngoài đã đến Nga vào tháng Sáu và tháng Bảy trong mùa World Cup.

“Đây là lý do để mọi người muốn chấm dứt căng thẳng giữa Nga và phương Tây”, ông Gudkov cho biết.

“Chúng ta nên ra khỏi cái hố mà chính bản thân đã tự chôn vùi trong bó”, ông Kortunov nói thêm.

Vào ngày 8/8, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết tiếp tục tăng cường trừng phạt mới vào Nga vào cuối tháng 8 liên quan đến vụ việc của cựu điệp viên Sergei V. Skripal.

Các nhà phân tích Nga có thể nhìn thấy trừng phạt nhẹ của Mỹ giống như một nỗ lực của Nhà Trắng gây sức ép với Nga trước khi bước vào một nửa nhiệm kỳ của Tổng thống Trump vào giữa tháng 11 tới.

Trừng phạt đã khiến đồng rúp của Nga lao dốc nhanh chóng.

Thủ tướng Nga Dmitri A. Medvedev cho biết, cuộc chiến kinh tế đang ấp ủ và tín hiệu cho một động thái phản ứng mạnh mẽ.

“Nếu Mỹ đưa ra lệnh cấm về các hoạt động ngân hàng hay cấm sử dụng bất kỳ loại tiền tệ nào thì chúng tôi có thể tuyên bố rằng đó là một cuộc chiến tranh kinh tế. Và chúng tôi sẽ có cách đối phó tương xứng trong từng lĩnh vực kinh tế, chính trị hoặc theo hướng khác nếu cần thiết”, ông Medvedev nói trong chuyến đến vùng Kamchatka.

“Những người bạn Mỹ của chúng tôi không nên mắc sai lầm về điều này”, ông Medvedev nhấn mạnh.

Ông Medvedev cho rằng, Nga trong thời gian dài liên tục phải đối mặt với các trừng phạt kinh tế và chưa bao giờ khuất phục trước các áp lực trong quá khứ.

“Moscow liên tục phải đối mặt với các sức ép từ các  trừng phạt mạnh mẽ trong hàng trăm năm trước. Không có gì thay đổi”, ông Medvedev.

Bộ Ngoại giao Nga đã phản ứng mạnh mẽ với các biện pháp mới từ Mỹ và cho rằng, các biện pháp mới không hề thân thiện và đi ngược lại với tinh thần thượng đỉnh Helsinki.

“Bạn có thể mong đợi bất kỳ điều gì từ Washington khi Mỹ luôn là một quốc gia khó đoán”, người phát ngôn Tổng thống Putin  Dmitri S. Peskov nói.

Ông Aleksandr Morozov, đồng giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nga tại Prague cho biết, càng nhiều trừng phạt mới nhằm vào Nga thì sẽ khiến cho Moscow khó thoát khỏi vòng vây./.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG