Saturday, November 23, 2024

Nguyễn Văn Đài: Khôn ngoan không lại với trời

Không có tên trong phiên tòa phúc thẩm của vụ án mang tên mình cùng cộng sự và 4 ngày sau đó, Đài cùng vợ và Lê Thu Hà đã có mặt tại một sân bay của Đức để định cư lâu dài tại quốc gia này. Điều đó đã quá đủ khiến nhiều người, trong đó  có Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội và Nguyễn Bắc Truyển quy kết việc Đài phản bội đồng bọn và nhận lấy về phần mình sự sung sướng riêng.

Nguyễn Văn Đài: Khôn ngoan không lại với trời

Nguyễn Văn Đài và vợ đang có một cuộc sống như ý tại Đức và tất nhiên sự nghi ngờ phản bội đồng đảng đang bủa vây gã (Nguồn: FB).

Cũng chính bởi điều này nên rất nhiều người trong đó có Mõ theo dõi và cố công chờ đợi xem khi sang Đức, sau khi đã ổn định mọi thứ Đài sẽ nói gì? Đặc biệt là việc được đi Đức trong khi 4 người khác bị y án ở phiên phúc thẩm với những bản án hết sức nghiêm khắc?

Và mới đây, tại Berlin, Đức Nguyễn Văn Đài đã có cuộc nói chuyện khá dài với BBC và tất nhiên những băn khoăn nói trên được BBC khai thác khá kỹ và chi tiết.

Theo đó, sau khi xác nhận việc: “Đêm 7/06/2018, ông Đài và cộng sự bà Lê Thu Hà được đưa khỏi nhà tù, tới sân bay quốc tế Nội Bài rời Việt Nam”, do hiểu được điều mà nhà đài này muốn hỏi nên Đài khá thẳng thắn và đi thẳng vào điều đang được quan tâm.

Nhà dân chủ hành nghề luật này không quá dấu diếm khi kể lại những gì mà ông nói với cơ quan an ninh điều tra- Bộ Công an sau khi bị bắt. Trong đó, Nguyễn Văn Đài khẳng định nếu sau đó được đi nước ngoài thì gã sẽ hợp tác với các cơ quan trong quá trình tố tụng; còn nếu bị giam giữ lâu dài thì nhất quyết không:“Ngay sau khi bị bắt [16/12/2015], tôi nói với cơ quan an ninh điều tra rằng nếu họ bắt tôi với mục đích để cầm tù tôi lâu dài ở Việt Nam thì tôi không có gì để nói cả. Họ cứ đưa tôi ra tòa xét xử với những gì mà họ cho là bằng chứng phạm tội mà họ có trong tay. Tôi không bao giờ hợp tác với cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án trong suốt quá trình tố tụng.

Nếu họ bắt tôi với mục đích nhằm đẩy tôi đi nước ngoài thì lần này tôi vui lòng rời khỏi Việt Nam.

Sau đó bốn ngày, họ vào trại giam, đồng ý cho tôi làm đơn để đi định cư ở nước ngoài theo diện nhân đạo.

Đến ngày 12/5/2016, , họ vào trại giam khuyên tôi đi định cư ở Úc. Họ nói tới thời điểm đó chưa có một quốc gia nào nhận tôi mặc dù phía Việt Nam đã nỗ lực làm việc với các nước.

Vào thời điểm đó, vợ tôi đã hai tháng không gửi quà vào cho tôi và tôi không biết thông tin gì về vợ tôi cả. Tôi yêu cầu họ cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng sức khỏe của vợ tôi thì tôi mới đưa ra quyết định có đi hay không.

Sau này tôi được biết lúc đó vợ tôi đang đi vận động cho tôi ở Mỹ và rất nhiều nước khác. Họ đã không đưa cho tôi thông tin đầy đủ cho nên tôi đã quyết định không đi Úc vào thời điểm 5/2016.

Đến 1/11/2016, họ cho tôi gặp vợ tôi sau gần một năm bị tạm giam. Trong lần gặp đó, vợ tôi nói chính phủ Đức nói sẵn sàng tiếp nhận nếu gia đình tôi muốn đi. Vậy là gia đình tôi đã quyết định lựa chọn đi định cư ở Cộng hòa Liên bang Đức.i định cư ở Úc. Họ nói tới thời điểm đó chưa có một quốc gia nào nhận tôi mặc dù phía Việt Nam đã nỗ lực làm việc với các nước.

Vào thời điểm đó, vợ tôi đã hai tháng không gửi quà vào cho tôi và tôi không biết thông tin gì về vợ tôi cả. Tôi yêu cầu họ cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng sức khỏe của vợ tôi thì tôi mới đưa ra quyết định có đi hay không”.

Nhắc lại những điều này, Đài muốn chứng minh việc mình ra đi, định cư tại Đức là một quá trình lâu dài và không hề có chuyện Đài phản bội đồng bọn để ra đi như nội dung được nhiều trang tin đề cập và phản ánh.

Tiếp đó, Đài cũng tỏ ra hết sức khôn ngoan khi biết cách luồn lách, trả lời khéo léo các câu hỏi được phóng viên của BBC đưa ra. Ví như trước câu hỏi “Cùng được thả khỏi nhà tù và cùng được đưa sang Đức với ông là cộng sự của ông, bà Lê Thu Hà. Ông từng ở Đức trước đây, có lẽ vẫn ít nhiều cảm thấy quen thuộc cả về cuộc sống lẫn ngôn ngữ Đức. Nhưng với bà Lê Thu Hà, có lẽ đây là lần đầu tiên bà ấy sang Đức phải không? Vì sao bà Hà cũng được bảo lãnh để sang Đức cùng ông?”, Đài đã bình tĩnh đáp lại rằng: “Tôi và cô Hà bị bắt đầu tiên, chỉ có hai người chúng tôi thôi. Bốn người kia mãi về sau họ mới bắt.

Thủ tục bảo lãnh để chúng tôi được sang Đức định cư đã được tiến hành trước khi bốn người đó bị bắt. Những người vận động đã vận động cho cả hai chứ không phải cho riêng mình tôi. Tôi và cô Hà đều nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ phía Đức như nhau, hoàn toàn bình đẳng không có gì khác biệt”.

Rồi khi được hỏi: “Có một số luật sư từng bị bắt, từng bị xét xử, từng bị vào tù và bị quản chế tương tự như ông, ví dụ như luật sư Lê Công Định hay luật sư Lê Thị Công Nhân. Họ hiện vẫn đang ở Việt Nam, còn ông thì đi ra nước ngoài. So sánh cách đấu tranh của ông với của hai người kia, ông thấy có điểm gì giống, điểm gì khác nhau?”. Đài cũng khéo léo để có câu trả lời mà với bất cứ ai, dù không hài lòng với Đài cũng khó mà bắt bẻ, vặn vẹo: “Chúng tôi dù cùng đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, nhưng mỗi người có một sự lựa chọn rất khác nhau.

Luật sư Định sử dụng những bài viết của mình trên Facebook để giúp người dân hiểu về luật pháp, nhân quyền. Chị Công Nhân chọn cách giúp đỡ nhân đạo cho những người bị cầm tù hay những người yếu thế trong xã hội.

Tôi đấu tranh theo cách khác. Tôi cổ súy cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, tiến tới việc hình thành các đảng phái chính trị ở Việt Nam. Mỗi người có một lựa chọn khác nhau nhưng điều mà tôi lựa chọn thì phiêu lưu, mạo hiểm và nguy hiểm hơn sự lựa chọn của người khác”.

Nói như thế để thấy sự khôn ngoan của Đài khi đối diện với việc bị nghi ngờ phản bội đồng đảng. Những kẻ như Đức, Trội, Truyển, Tôn dù không đồng tình đi nữa cũng khó mà phản biện ngược lại.

Tuy nhiên, đó là vấn đề của câu chữ và cách đối phó với truyền thông của Đài. Còn thực tế thì nếu xét dưới nhiều góc độ thì có vẻ như Đài vẫn chưa thực sự giải tỏa được vấn đề. Và như nói ở trên, những nội dung được Đài nói ra có chăng chỉ giúp cho gã và cô cộng sự tạm thời thoát khỏi việc bị cho là phản bội và lợi dụng đồng bọn để được ra nước ngoài định cư và hưởng thụ các chính sách liên quan. Còn về lâu dài thì xem ra vẫn chưa đạt được. Hay nói thẳng ra là Đài chỉ được tin tưởng là không phản bội đồng đảng khi vẫn ở lại trong nước để thụ án, còn khi đã ra nước ngoài định cư lâu dài thì dù có giải thích khôn ngoan đến mấy đi nữa cũng khó thoát khỏi những điều tiếng bất lợi.

Nói Nguyễn Văn Đài khôn ngoan không lại với trời là thế.

Theo molang0205

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG