Saturday, September 21, 2024

Kỳ vọng nào cho tương lai Bán đảo Triều Tiên?

Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba diễn ra thành công ngày 27/4/2018 với Tuyên bố Bàn Môn Điếm khiến cả thế giới thở phào và dạt dào hy vọng về tương lai hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Hàng loạt tin bài hàng ngày về những vụ thử vũ khí hạt nhân, những cuộc khẩu chiến, lệnh trừng phạt, cấm vận,… liên quan đến Triều Tiên bấy lâu nay thay thế bằng loạt hình ảnh hữu nghị với thông điệp hòa bình của lãnh đạo hai nước Hàn-Triều, hy vọng tương lai tốt đẹp, góp phần mang lại sự ổn định, hòa bình cho khu vực và thế giới.
Kỳ vọng nào cho tương lai Bán đảo Triều Tiên?
Tuy nhiên, các diễn biến gần đây và nhìn về lịch sử, thì xem ra tín hiệu lạc quan kia là hơi sớm:
Thứ nhất, đây không phải là cuộc gặp cấp cao lần đầu. Trong bảy thập kỷ qua, hai miền Nam-Bắc đã tiến hành nhiều cuộc đối thoại, gặp gỡ thượng đỉnh và ký kết văn bản nhưng không giải quyết được triệt để vấn đề, thậm chí, bán đảo này còn trở thành “điểm nóng” với những lúc cận kề nguy cơ bùng nổ chiến tranh.
Thứ hai, các nước liên quan đều thực sự mong muốn hòa bình, thống nhất cho Triều Tiên? Có thể nói Nga, Nhật, Trung cũng như Hàn đều mong muốn tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên bởi chẳng nước nào trong số trên thực sự muốn một anh kề cận bên miệng hố chiến tranh lại có đồ chơi đe dọa đến sự sinh tồn của mình cả. Còn phía Mỹ, khi hòa bình lập lại trên bán đảo này, liệu có lợi cho Mỹ? Khi đó Mỹ không có lý do gì để tiếp tục dàn quân và đưa hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD nhằm vào Trung Quốc, đồng nghĩa với việc mất đi vai trò đòn bẩy và kiềm chế sức mạnh của TQ trong khu vực. Khôi hài khi dư luận bình phẩm chi tiết Tổng thống Hàn Quốc đề nghị trao giải Nobel Hòa Bình cho Tổng thống Trump về tương lai cuộc gặp cấp cao Triều – Mỹ tới đây!?!
Thứ ba, trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, ông Kim Jong-Un đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc, phá băng quan hệ Triều Tiên và Trung Quốc vốn bị rạn nứt do gần 90 vụ thử tên lửa và 4 vụ thử hạt nhân, trong đó có những vụ mang tính khiêu khích Trung Quốc vào thời điểm Trung Quốc đăng cai Hội nghị G20 (tháng 9/2016) và Hội nghị BRICS (tháng 9/2017) khiến Trung Quốc phải ủng hộ lệnh trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên. Chuyến thăm cấp cao của ông Kim tới TQ đảm bảo cho việc duy trì đường lối đối ngoại thân TQ và nâng vị thế của Triều Tiên trên vũ đài ngoại giao lên đáng kể, đồng thời thể hiện rõ vai trò, sức ảnh hưởng của TQ đối với Triều Tiên đối với cuộc gặp Triều-Mỹ sắp tới dù TQ không tham dự. Người ta thấy cuộc đo sức Mỹ-Triều đang dần biến thành cuộc chơi 4 bên, thêm nhiều biến số khó đoán định hơn.
Thứ tư, cuộc tập trận lớn giữa Hàn-Mỹ ngay trước thềm cuộc gặp Triều-Mỹ đã thổi bùng xung đột tiềm ẩn, cho thấy Hàn hoàn toàn không tự quyết định được số phận của mình. Triều Tiên đe dọa hủy cuộc gặp cấp cao và thể hiện mất niềm tin vào liên minh Hàn-Mỹ.
Người ta thấy chương trình hạt nhân sẽ luôn là điểm nóng trong quan hệ giữa Triều Tiên với TQ, Mỹ, Hàn hay Nhật. Mặc dù thế giới đều ủng hộ tiến trình phi hạt nhân hóa, song nhiều nước đều tìm thấy lợi ích lớn cho mình trong việc Triều Tiên duy trì chương trình hạt nhân. Diễn biến này cho thấy, những ai vội mừng, vội tin vào tương lai tươi sáng cho thống nhất liên Triều có vẻ ngây thơ.
Ở Việt Nam, thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba rơi đúng vào dịp 30/4 khi mà cả đất nước nghỉ lễ, ăn mừng ngày Thống nhất đất nước, còn một bộ phận bên kia đại dương tổ chức ngày quốc hận, quốc tang, hay Tháng tư đen và các “đồng minh” của họ trong nước như Dòng Chúa cứu thế Thái Hà và các zân chủ gia, truyền thông “tự do” lấy sự kiện Liên Triều để xét lại lịch sử, lên án cuộc thống nhất đất nước là “cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc vào miền Nam”, gây tổn thất lớn và việc hơn 40 năm thống nhất Việt Nam vẫn thua Hàn, Nhật, Sing là thất bại của Đảng Cộng sản, bla, bla… Đã đến lúc nên đưa các thể loại này đi “đại phẫu” xem tư duy khát khao được làm “nô lệ cho Mỹ” đã khiến họ mù màu nhận thức, bất mãn với nền hòa bình hiếm hoi của dân tộc. Chắc chúng đang mơ giấc mơ “Mùa xuân Arap” đến với Việt Nam để giải thoát chúng khỏi “cộng sản” hay có cơ hội được biến Việt Nam thành bãi thử nghiệm “độ lung linh” của các loại vũ khí tối tân cho các cường quốc chăng!?!
Loa phường

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG