Saturday, November 23, 2024

HIỂU ĐÚNG VỀ "THU PHÍ" VÀ "THU GIÁ"

Mấy ngày nay người ta bàn rất nhiều đến hai cụm từ “thu phí” và “thu giá” xuất phát từ việc đổi tên trạm BOT từ thu phí sang thu giá. Trong số đó, phải kể đến những tổ chức, cá nhân với mưu đồ chính trị, chống đối chính quyền đã có những bài viết tiêu cực cổ súy cho những hành động “bẩn bựa, lầy lội” của một vài tài xế khi đi qua trạm BOT, điều này ít nhiều gây hoang mang dư luận trong quần chúng nhân dân.

HIỂU ĐÚNG VỀ "THU PHÍ" VÀ "THU GIÁ"

HIỂU ĐÚNG VỀ "THU PHÍ" VÀ "THU GIÁ"

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc đổi tên trạm BOT từ “Trạm thu phí” sang “Trạm thu giá”. Việc chuyển đổi này là hoàn toàn có căn cứ pháp lý. Căn cứ Khoản 1, Điều 3 Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội nêu: Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí. Như vậy, để dễ hiểu thì phí là một khoản tiền chi trả cho các dịch vụ công của Nhà nước, còn những khoản phí phải trả cho những dịch vụ không phải là dịch vụ công thì là giá. Đó là lý do tại sao có những Trạm sẽ có tên là Trạm thu phí và cũng có những Trạm thu giá; mà bản chất của phí và giá ở đây đều là tiền. Vậy tại sao từ xưa đến nay không dùng là Trạm thu tiền mà lại dùng là Trạm thu phí. Đây là sự phong phú, đa nghĩa của tiếng Việt bởi từ “Tiền” nghe thô và từ “phí, giá” dễ nghe hơn nhiều nên cơ bản là dùng từ phí, giá.

Luật sư Võ Văn Dũng có ý kiến rằng : “Trạm thu phí đổi thành trạm “thu giá”, vậy chúng ta có nên chăng áp dụng đổi “học phí” thành “học giá”, “viện phí” thành “viện giá”, còn “giá cả” các mặt hàng ta đổi thành “phí cả”… điều này chả hay ho gì ngoài minh chứng sắt đá cho cái mác Luật sư hữu danh vô thực của Võ Văn Dũng, Dũng nên nghiên cứu kỹ lại hai Luật Phí và lệ phí và Luật giá. Một khoản tiền phải trả cho các dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục, y tế được Nhà nước quy định sẵn, thống nhất mà bất cứ ai sử dụng dịch vụ này đều phải trả thì tên là học phí, viện phí theo Luật Phí và lệ phí là quá chuẩn rồi; còn “giá cả” là chỉ từ chỉ giá các mặt hàng nói chung (Khoản 1, Điều 4, Luật giá số 11/2012/QH2013 của Quốc hội quy định: hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người). Qua ý kiến của ông Võ Văn Dũng cho thấy bản chất soi mói, chống đối chính quyền của ông thêm 1 lần nữa được bộc lộ rõ hơn mà thôi.

Luật sư Lê Công Định cũng không khá hơn Luật sư Võ Văn Dũng là mấy khi đăng bài bàn về “Phí và Giá”. Xin thưa với ông Định là sẽ không có kiểu hiểu mơ hồ: “Nói đến Phí người ta nghĩ đến việc thanh toán cho một dịch vụ, trong đó bên cung cấp có hưởng lợi tức từ số tiền thu được sau khi trừ chi phí đã bỏ ra trước. Nói đến Giá người ta dễ có cảm giác đó là giá thành của dịch vụ, mà bên cung cấp chỉ thu lại ngang bằng, không tính lãi” mà phải hiểu Phí và giá theo từ điển Tiếng Việt, Luật phí và lệ phí, Luật giá. Ông nghĩ ai cũng ngu như ông hay ai cũng nhẹ dạ cả tin để ông lừa bịp bởi cái nhận định chủ quan của bản thân ông sao. Thật tình mọi người còn lạ gì cái chiêu trò lừa phỉnh, xuyên tạc sự thật nhằm chống đối chính quyền của ông diễn bao năm tháng qua rồi.

Và để dẫn chứng kết hợp ý kiến của hai ông luật sư nêu trên, Việt Tân – một tổ chức phản động chống Việt Nam đã có một bài đăng trên mạng xã hội facebook cổ súy cho một vài tài xế dùng thủ đoạn ti tiện khi qua trạm: “Trạm BOT thu giá thì các bác tài nộp giá… Không có gì sai trái cả. Hoan hô các bác tài. Thật sáng tạo”. Thật tình, một vài tài xế tưởng mình thông minh, định lợi dụng sự đa nghĩa của tiếng Việt để làm khó Trạm thu BOT nhưng họ đâu biết rằng việc làm này của họ càng chứng minh họ cũng ngu như Việt Tân khi hiểu “thu giá” là thu “giá đỗ – hạt đậu nảy mầm, dài chừng 3-7cm, là một món ăn giàu chất dinh dưỡng”. Bởi vậy mà các tài xế này đã có hành động tự bôi nhọ mình bởi lẽ ra họ cũng phải nộp đủ số giá đỗ tương ứng với số tiền qua Trạm theo đúng như Luật giá chứ không chỉ là một mẹt giá đỗ như Việt Tân chia sẻ dưới đây:

HIỂU ĐÚNG VỀ "THU PHÍ" VÀ "THU GIÁ"

HIỂU ĐÚNG VỀ "THU PHÍ" VÀ "THU GIÁ"

Tựu chung lại, “Thu giá” về bản chất là thu tiền chứ không phải thu giá đỗ như Việt Tân, Võ Văn Dũng, Lê Công Định chia sẻ và xét về pháp lý thì việc đổi tên Trạm cho đúng là cần thiết, mọi người sẽ dần quen với thuật ngữ mới, chuẩn xác hơn mà thôi./

Làng Quê

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG