Vừa qua, các trang mạng phản động trong và ngoài nước đã đăng tải hàng loạt các bài viết kêu gọi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biểu tình. Trong đó, các tổ chức phản động cho rằng: “Nếu Chính phủ nhận thấy quyền được biểu tình còn phức tạp và chưa nên hiện diện, thì đề nghị Nhà nước xem xét bãi bỏ, thậm chí hủy bỏ vì không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; nội dung văn bản không phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Còn nếu không, yêu cầu Chính phủ phải thực thi nghiêm chỉnh quyền của người dân”. Đây là những nhận định, đánh giá chủ quan, trái với các quy định của pháp luật Việt Nam.
Chúng ta có thể thấy rằng, biểu tình là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp như: tại điều 25 Hiến pháp 1959, điều 67 Hiến pháp 1980, điều 69 Hiến pháp 1992 và mới đây nhất là điều 25 Hiến pháp 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình…”. Điều đó đã cho thấy Đảng, Quốc hội và Chính phủ luôn tôn trọng và đảm bảo cho mọi người dân đều có thể thực hiện đầy đủ quyền của mình. Tuy nhiên, đất nước Việt Nam hiện nay đang phát triển kể cả kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và vị thế ngoại giao. Nếuchúng ta ban hành Luật Biểu tình, Luật Hội nhóm vào trong thời điểm này là chưa phù hợp và phải cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi lẽ, việc ban hành luật để đảm bảo quyền công dân, nhưng cũng phải đảm bảo lợi ích của dân và lợi ích của cả đất nước, đảm bảo hài hòa lợi ích quyền của dân tham gia biểu tình, phải tuân thủ pháp luật, mà không gây rối loạn đất nước.
Tổ chức xã hội dân sự lợi dụng biểu tình gây rối ANTT
Bên cạnh đó, Luật Biểu tình ở Việt Nam là dự án luật quan trọng, phức tạp và nhạy cảm. Việc xây dựng dự án luật được tiến hành nghiêm túc, thận trọng, chặt chẽ. Hơn nữa, trong hệ thống chính trị của Việt Nam còn có các tổ chức như: Mặt trận Tổ quốc, có Hội đồng nhân dân, có chính quyền địa phương và Luật khiếu nại, Luật tố cáo. Đây chính là cơ sở quan trọng để người dân có thể bày tỏ nguyện vọng chính đáng của bản thân; phản ánh những vấn đề tiêu cực, bức xúc của người dân trong xã hội, đồng thời cũng là kênh thông tin quan trọng để người dân tham gia đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện đất nước. Việc các tổ chức phản động, xã hội dân sự cho rằng việc cho ra đời Luật Biểu tình, Luật Hội nhóm là thể hiện quyền “tự do”, “dân chủ”. Tuy nhiên, vấn đề tự do dân chủ ở Việt Nam hiện nay không phải là biểu tình, cái chính là làm sao chăm lo phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Đó là chưa kể đến việc quyền biểu tình đang bị các thế lực thù địch, tổ chức phản động và các phần tử xấu lợi dụng để tiến hành các hoạt động gây phương hại đến an ninh quốc gia. Và đây là một trong những hoạt động mà các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong và các nhà hoạt động “dân chủ” tập trung hướng đến nhằm tạo ra những bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội, tạo điều kiện cho các phần tử phản động trong và ngoài nước tiến hành phá rối an ninh, tập dượt cách mạng màu, cách mạng đường phố, bạo loạn lật đổ, đe dọa đến an ninh quốc gia, sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thời gian qua, nhân dân trong cả nước đã lần lượt chứng kiến hàng loạt các cuộc biểu tình tự phát, bất hợp pháp, có sự chỉ đạo của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong, đặc biệt là tổ chức khủng bố Việt Tân như: sự kiện công nhân Bình Dương phản đối việc Trung Quốc ngang ngược lắp đặt giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tháng 5/2014; “tưởng niệm” Hải chiến Hoàng Sa tháng 1/2015; “tưởng niệm” Hải chiến Gạc Ma tháng 3/2016; Biểu tình phản đối công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải trái phép ra vùng biển miền Trung vào tháng 6/2016,…gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Trong đó, một số phần tử xấu đã lợi dụng các cuộc biểu tình này để tiến hành tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo, thậm chí chống người thi hành công vụ, gây rối an ninh trật tự…Điều này đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, làm suy giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Ngoài ra, hoạt động biểu tình ở Việt Nam đã và đang tạo điều kiện cho các thế lực thù địch tiến hành các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, chống Đảng, Nhà nước. Chúng ta có thể thấy rằng, thời gian qua, lợi dụng các sự kiện biểu tình, tuần hành bất hợp pháp, một số trang mạng phản động trong và ngoài nước như: BBC, RFA, RFI, VOA, Danlambao,…đã cho đăng tải hàng loạt các bài viết có nội dung tuyên truyền chống phá chính quyền cách mạng, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân, làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Tóm lại, có thể thấy rằng hoạt động biểu tình ở Việt Nam hiện nay luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, nhận sự tài trợ, chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ của các thế lực thù địch, tổ chức phản động và một số tổ chức xã hội dân sự. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các tổ chức phản động có thể sử dụng phương thức đấu tranh “bất bạo động”, tập dượt “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, gây rối an ninh trật tự. Vì vậy, mỗi người dân chúng ta cần tỉnh táo, cảnh giác, không để cho các đối tượng xấu lợi dụng vào các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.
Loa Phường