Saturday, November 23, 2024

Ai cho phép áp đặt nhân quyền lên nước khác?

Nhân quyền, một vấn đề mà các nhà ngoại giao EU và Mỹ rất “quan tâm” khi công tác ở Việt Nam. Nhưng sự quan tâm đấy liệu rằng có “thực chất” hay không khi họ phớt lờ những thành tựu về nhân quyền mà Việt Nam đạt được và thay vào đó là sử dụng những thông tin thiếu chính thống, thiếu khách quan từ phía các nhà “dân chủ” có hoạt động chống phá Việt Nam mà họ vẫn thường gọi là “nhà bất đồng chính kiến”. Hôm 15/5/2018, tại T.P HồChí Minh, một số nhà ngoại giao của EU và Mỹ lại “gặp gỡ” một số thành phần “dân chủ” có số má hiện nay như Lê Công Định, Phạm Chí Dũng, Phạm Bá Hải.
Ai cho phép áp đặt nhân quyền lên nước khác?
Cuộc gặp diễn ra ngay trước sự kiện đối thoại nhân quyền thường niên giữa Việt Nam – Hoa Kỳ tại Washington và ở vào thời điểm hiệp định Tự do Mậu dịch FTA giữa Việt Nam và EU đang bước vào giai đoạn phê chuẩn. Rõ ràng, đây là cuộc gặp nằm trong toan tính “chính trị” của các nhà ngoại giao phương Tây. Họ muốn sử dụng những cáo buộc vi phạm nhân quyền từ phía các hội nhóm “dân chủ”, các thành viên cốt cán của các hội nhóm này để gây sức ép với Việt Nam trong cuộc đối thoại nhân quyền với Hoa Kỳ. Họ đưa ra những cáo buộc vô lý, thậm chí đứng trên pháp luật Việt Nam như họ cho rằng một số văn bản luật như luật an ninh mạng, luật tín ngưỡng tôn giáo… vi phạm tiêu chuẩn về nhân quyền. Rồi đưa ra những vu cáo Nhà nước Việt Nam gia tăng bắt bớ, giam cầm, đánh đập, đàn áp người bất đồng chính kiến.
Một dụng ý khác của cuộc gặp này là các nhà ngoại giao muốn sử dụng những cáo buộc trên để gây sức ép với Việt Nam trong các thỏa thuận kinh tế liên quan đến đàm phán hiệp định Tự do Mậu dịch FTA giữa Việt Nam và EU đang ở giai đoạn chuẩn bị ký kết. Đây luôn là “chiêu bài” mà Mỹ và phương Tây vẫn sử dụng để “mặc cả” trong vấn đề đối ngoại mà thực chất là tìm mọi cách để can thiệp sâu vào công việc nội bộ Việt Nam và “hậu thuẫn” cho các hội nhóm “dân chủ”.
Lạ thay khi họ áp đặt những “tiêu chuẩn” về nhân quyền, phán xét cả luật pháp của một quốc gia có chủ quyền rồi đưa ra những cáo buộc mà không có bằng chứng thuyết phục và dựa hoàn toàn vào thông tin từ những kẻ có hoạt động chống phá Việt Nam. Người dân Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến để bảo vệ hòa bình, độc lập, tự chủ và quá thấu hiểu như thế nào là giá trị của nhân quyền. Không có cớ gì các nước phương Tây lại phán xét nhân quyền Việt Nam trong khi cách đây không lâu Mỹ và đồng minh (Anh, Pháp) tự cho mình quyền được tấn công quân sự vào một quốc gia có chủ quyền như Syria. Đó phải chăng là “nhân quyền của những kẻ mạnh”?
Hồng Ân

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG