Trên trang fanpgage Thanh niên công giáo đưa tin “Vào ngày 16/5/2018 tại chùa Giác Hoa, Nơ Trang Long, Bình Thạnh, Sài Gòn. Các tòa đại sứ của Đức, Ý, Hà Lan, Pháp, Anh và EU (Liên hiệp Âu châu) đã đến để thăm Hội đồng liên tôn và tìm hiểu tình hình tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam hiện nay”.
Cuộc gặp tại chùa Giác Hoa
Thành phần đoàn khách gồm có:
– Cô Fabienne RUNYO, Bí thư thứ nhất về chính trị và báo chí tòa Đại sứ Pháp.
– Ô. Nicolo Costatini, Bí thư thứ nhất phòng chính trị, văn hoá và báo chí tòa Đại sứ Ý.
– Cô Catherine Welter, Cán bộ chính trị Ban chính trị, báo chí và thông tin trong phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam.
– Ô. Tim Krap, thuộc tòa Đại sứ Hà Lan.
– Ô. Konrad Lax, tòa Đại sứ Đức quốc.
– Cô Hạnh, thông dịch viên phái đoàn tòa Đại sứ Anh.
Đoàn chủ nhà gồm có:
– Hòa thượng Thích Không Tánh, đồng Chủ tịch Hội đồng liên tôn, đại diện Phật giáo.
– Chánh trị sự Hứa Phi, đồng Chủ tịch, đại diện Cao đài.
– Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, đồng Chủ tịch, đại diện Tin lành.
– Đạo huynh Lê Văn Sóc, đồng Chủ tịch, đại diện Phật giáo Hòa Hảo.
– LM Nguyễn Duy Tân, đại diện LM Phan Văn Lợi, đại diện Công giáo.
– Đạo huynh Lê Quang Hiển, Tổng thư ký, Phật giáo Hòa Hảo.
– Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Thủ quỹ, Cao đài.
– Thượng tọa Thích Vĩnh Phước, thành viên, Phật giáo.
– Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, thành viên, Cao đài.
– Chánh trị sự Lê Thị Nho, thành viên, Cao đài.
Trang này cũng cho biết mục đích của cuộc viếng thăm là để “tìm hiểu về Hội đồng liên tôn Việt Nam và sinh hoạt của các tôn giáo sau khi luật Tín ngưỡng của nhà nước cộng sản ban hành có hiệu lực”.
Bản kiến nghị của Hội đồng liên tôn
Nhìn lại cuộc gặp gỡ có thể nhận thấy rõ có nhiều vấn đề bất bình thường, không đảm bảo khách quan và rất tréo ngoe:
Thứ nhất, Hội đồng liên tôn không phải là tổ chức tôn giáo được Nhà nước Việt Nam cũng như đại diện các tổ chức tôn giáo thừa nhận. Mà đây là đội quân ô hợp “đại diện” của 5 tôn giáo tại Việt Nam, bao gồm Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Hòa Hảo và Cao đài.
Thứ hai, thành phần của các tôn giáo tham gia cái gọi là “cuộc gặp” chưa được các tổ chức tôn giáo ủy quyền hay cử làm đại diện để gặp gỡ với đại sứ các nước. Một hội nhóm tập hợp toàn là những thành phần cực hữu, cực đoan trong các tôn giáo có nhiều hoạt động chống đối chính quyền nên “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” với nhau. Các vị đại diện này “tự sướng” dựng lên ban bệ nghe rất kêu để làm oai trước mặt các vị đại sứ.
Thứ ba, đáng lẽ phái đoàn đại sứ quán các nước nói trên phải đến từng cơ sở tôn giáo riêng lẻ để tìm hiểu may ra mới có cái nhìn chân xác, từ đó đánh giá một cách khách quan và toàn diện tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Nhưng trên thực tế phái đoàn đại sứ đã tổ chức cuộc gặp gỡ chung chạ với sự tham gia của đội quân “ô hợp” của các tôn giáo tại chùa Giác Hoa.
Qua cách tổ chức, địa điểm và thành phần tham dự cuộc gặp sẽ thấy rõ dụng ý của cả hai bên đều không mấy làm tốt đẹp và không tỏ rõ thiện chí xây dựng. Từ đó có thể khẳng định chắc chắn rằng, những vấn đề mà “Hội đồng liên tôn” cung cấp, trao đổi cho phái đoàn đại sứ các nước bị bóp méo, thiếu trung thực và có phần bị thổi phồng về tình hình tôn giáo tại Việt Nam.
Việc tổ chức cuộc gặp này thực ra là để đại sứ các nước tìm kiếm, thu thập thông tin nhân chuẩn bị hội nghị đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ thường niên được tổ chức vào thời gian sắp tới. Với cách tiếp cận, thu thập thông tin không lấy làm minh bạch, khách quan thì sẽ không trông chờ và hy vọng những tín hiệu khả quan trong quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá của Mỹ cũng như các nước phương Tây về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Sẽ không loại trừ khả năng đây là căn cứ để Mỹ và các nước phương Tây mặc cả, đưa ra những chế tài như đưa Việt Nam vào danh sách CPC (Quốc gia cần quan tâm đặc biệt theo đạo luật Tự do tôn giáo quốc tế) hay áp dụng đạo luật Nhân quyền toàn cầu Magnitsky (mà hai nước Canada và Mỹ đã thiết lập) để gây sức ép với Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Một khi Mỹ và các nước phương Tây không chịu thay đổi tư duy, vẫn duy trì cách tiếp xúc, gặp gỡ với đám “lục lâm thảo khấu” về tôn giáo thì không bao giờ có đánh giá và cái nhìn khách quan, toàn diện về tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Võ Như