Friday, November 22, 2024

Tuồng cũ của truyền thông lề trái về "nhà dân chủ" Đoan Trang

Màn lên đồng tập thể của nhiều tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam cũng như các trang mạng “lề trái” liên quan tới nhà “dân chủ” Phạm Đoan Trang. Nhiều tuyên bố, bài vở tung lên mạng như một bản đồng ca vu cáo rằng Công an Việt nam bắt cóc Phạm Đoan Trang, rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền, rằng phải trả tự do ngay lập tức cho Phạm Đoan Trang.
Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) hôm 27/2 cao giọng “lên án hành động bắt cóc blogger Phạm Đoạn Trang của an ninh Việt Nam”, và kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép lên chính phủ Việt Nam, kêu gọi Quốc hội liên Âu không chuẩn thuận hiệp định tự do thương mại với Việt Nam.
Tượng tự, các đài phát thanh RFA, BBC, tổ chức VOICE đều có tin, bài liên quan với cáo buộc an ninh Việt Nam “bắt cóc” Phạm Đoan Trang.
Rất nực cười nhưng cũng cho thấy cô nàng Phạm Đoan Trang thuộc dạng có số má trong con mắt của làng dân chủ cuội nội địa và truyền thông đối lập hải ngoại.
Nực cười bởi vì câu chuyện liên quan tới Phạm Đoan Trang chẳng có gì mà phải ầm ĩ lên như thế, không có chuyện bắt bớ. Ngược lại, chính nó đã làm cho cư dân mạng thấy rõ hơn về cô ả này.
Có vẽ như “cựu phóng viên” Đoan Trang đã gần chạm đến ngôi minh chủ của đám lưu manh chính trị. Hãy cùng ôn lại một chút sự nghiệp của họ phạm để hiểu bí quyết làm nên một nhà hoạt động dân chủ thành đạt.
Công đầu cho bú mớm, dẫn dắt Đoan Trang vào làng dân chủ phải kể đến con cáo già Nguyễn Trần Bạt.
Những kẻ hâm mộ “thần tượng” Đoan Trang ít ai biết rằng từ những ngày đầu, con búp bê xấu xí này đã là con tò he mà Nguyễn Trần Bạt dày công nhào nặn. Chính Bạt đỡ đầu Trang trong làng báo chí, cũng chính Bạt hướng dẫn Trang thâm nhập và thâu tóm phong trào đấu tranh nội địa. Bạt đã đào tạo Trang thành vai chính trong kịch bản chính trị nước đôi của phe cánh mình.
Bên dưới lớp mặt nạ trí giả mà người trong cuộc dày công tô vẽ, Nguyễn Trần Bạt vốn là một tay cò kinh tế – chính trị trong thời chập chững mở cửa. Lợi dụng tình hình thông tin – pháp luật tranh tối tranh sáng, Bạt làm mưu sĩ và thuyết khách, đưa một số thế lực ngoại quốc thâm nhập Việt Nam. Là kẻ đứng giữa, Bạt mưu lợi bằng phí môi giới công khai. Tất nhiên, đấy chỉ là bức bình phong an toàn và nguồn thu thứ yếu. Cái quan trọng hơn là nguồn thu nhập ngầm, bằng cả tiền lẫn quyền, được chi ra từ các nhóm lợi ích muốn thao túng quá trình sửa đổi luật pháp, chính sách và cơ cấu chính trị – xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.
Trong thời tranh tối tranh sáng của đất nước mới thoát khỏi cấm vận, tìm đường hội nhập, Nguyễn Trần Bạt đã phất lên nhờ bốn yếu tố.
Về chính trị, xã hội và pháp luật Việt Nam hỗn độn trong tình trạng tranh tối tranh sáng.
Về kinh tế, trong tiến trình hội nhập, luôn có bất cập nhất định, trì trệ nhưng không phải không thể giải quyết giữa yêu cầu của quốc tế và khả năng đáp ứng của phía Việt Nam.
Lợi thế quan hệ kinh tế với một số thế lực bên ngoài ở mức “bất Bạt bất khả thi” trong việc bắc cầu nối hai bờ bất đối xứng.
Sự láu cá trong dự đoán và kiểm soát được một phần nước cờ của các bên để tiện bề lợi dụng.
Tất nhiên, bốn yếu tố trên chỉ được phát huy tối đa khi xã hội Việt Nam luôn trong tình trạng rối ren. Và công cụ tuyệt hảo để tạo sóng gió là phong trào dân chủ, dưới chiêu bài xã hội dân sự.
Ném đá thì phải biết giấu tay, chống lưng cho kẻ khác làm xung kích là thượng sách, Bạt ngầm nuôi dưỡng thế lực dân chủ cuội nội địa. Tuy nhiên, lựa chọn ai là chuyện bản lĩnh.
Chọn những gương mặt chính trị cũ trong tầng lớp trên thì khác gì “lạy ông tôi ở bụi này”, chỉ có lớp trẻ hăng máu mà ngây ngô chính trị là phù hợp. Con tò he Đoan Trang là một gương mặt phù hợp, có chút tri thức, có sự hăng máu hãnh tiến, có sự ngộ nhận về màu mè của xã hội tư bản, dân chủ tư sản, lại là nữ.
Nguyễn Trần Bạt rất hiểu các phong trào đấu tranh dân chủ vừa là cơ hội để đưa chính trị, xã hội và pháp luật Việt Nam thoát khỏi tình trạng tranh tối tranh sáng, vừa là một trong những căn nguyên của tình trạng sa lầy lúc ấy. Vì vậy, ai thâu tóm được phong trào đấu tranh, kẻ đó được lợi mọi nhẽ. Muốn nước yên thì nước yên, muốn nước loạn thì nước loạn. Muốn làm chậm một quyết sách của chủ Mỹ chỉ cần ném vài con tốt thí vào đồn công an. Mỗi lần để Mỹ ép Việt Nam nhượng bộ trên bàn đàm phán, người ta lại cần ông đẻ ra một vụ “vi phạm nhân quyền”. Mỗi lần nội bộ không vui, người ta lại cần “phong trào dân chửi” đánh hội đồng một cá nhân quan chức. Muốn khuynh hướng bảo thủ được đề cao, cần phong trào đấu tranh tỏ ra cực đoan, dữ tợn. Muốn khuynh hướng cải tổ được khuyến khích, cần phong trào đấu tranh tỏ ra hòa giải, hợp tác vì tương lai. Đó là lí do Đoan Trang không an phận làm người cầm bút, như giới hạn thực lực cô đã thể hiện, mà hết lần này đến lần khác, vẫn tìm mọi cách xây dựng hình tượng, dần chi phối các nguồn lực quan hệ và tài chính, để từng bước thao túng phong trào. Dư luận chỉ té ngửa vì tham vọng này sau vụ Hiến Chương 2015, khi cô sồn sồn đòi thiết lập một trật tự bảo kê do mình cầm đầu cho toàn phong trào, và dọa trừng phạt những nhà hoạt động bất kham bằng tẩy chay và cấm vận.
Tinh ý một chút sẽ thấy, Đoan Trang áp dụng khá hiệu quả những chiến lược và bài bản được Nguyễn Trần Bạt truyền thụ. Về căn bản, cả hai đều xây dựng quyền lực của kẻ môi giới, khi làm cầu nối tài chính, quan hệ và luật pháp giữa quốc tế và Việt Nam. Trong khi Bạt tư vấn luật quốc tế cho các doanh nghiệp, Trang tư vấn luật quốc tế cho những người biểu tình. Trong khi Bạt hướng hướng dẫn quốc tế thâm nhập Việt Nam, Trang không bỏ lỡ một cơ hội nào để thuyết trình với chính giới phương Tây về cách xuất khẩu cách mạng đường phố. Cả hai đều cố tô vẽ mình thành một thần tượng trí thức, ôn hòa trong mắt giới trẻ. Nhưng trong mắt những người hiểu biết, cả hai đều là phường tiểu nhân cơ hội, ham trình diễn, thích làm minh chủ, tính khí hẹp hòi và làm việc theo trường phái mafia.
Nhưng dẫu sao, không có Nguyễn Trần Bạt, chắc chắn không có nhà hoạt động Đoan Trang bây giờ. So với những nhà biểu tình chỉ biết làm tốt thí cho các phe cánh giật dây, Đoan Trang hơn chúng một bậc.
Ban đầu, Đoan Trang thâm nhập phong trào dân chủ thông qua blogger Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu. Thuở đầu, quan hệ song phương đặc biệt thân mật, Hiếu đưa Trang đi gặp hết người này đến người khác trong giới đấu tranh. Những cuộc gặp cùng Hiếu là viên gạch móng đầu tiên để Trang xây dựng đế chế quan hệ của mình.
Khi đã có thực lực, Đoan Trang đã làm giới dân chủ cuội không rõ Trang nhẹ dạ cả tin, bị Hiếu lôi kéo, dụ dỗ vào phong trào, hay Hiếu và phong trào nhẹ dạ cả tin, bị Trang lôi kéo, dụ dỗ vào ván cờ chính trị nước đôi của Nguyễn Trần Bạt.
Hẳn mọi người còn nhớ, cuối tháng 8/2009 Đoan Trang bị tạm giam 9 ngày, cùng đợt với Người Buôn Gió và Mẹ Nấm. Khi trả lời phỏng vấn, nói về lý do khiến mình bị bắt giữ, Trang cho biết cô “bị hiểu lầm là liên quan đến vụ in áo phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên”. Dù phải thừa nhận bằng chứng của phía cơ quan điều tra, rằng mình đã thay Người Buôn Gió nhận khoản tiền in áo gửi từ ngoại quốc, Đoan Trang vẫn một mực phủ nhận sự liên quan của bản thân đến vụ việc này và khóc lóc rằng mình “ngây thơ, nhút nhát”, lại “không biết gì về chính trị, pháp luật” khiến nhiều người rơi lệ. Rất cao thủ, xứng đáng học trò của Bạt.
Đâu là uẩn khúc đằng sau lời trần tình ấy? Là Đoan Trang đổ hết tội lên đầu đồng đội để thoát nguy, hay Đoan Trang bị Người Buôn Gió lừa nhận tiền thay mình, nghĩa là đẩy lên trước chết thay, làm con tốt thí? Cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Chỉ biết sau vụ việc này, quan hệ ngầm giữa hai blogger nổi danh đảo chiều đột ngột, từ tình nhân thành cừu nhân.
Cũng cần nhắc để mọi người nhớ rằng, năm đó Đoan Trang đã 31 tuổi, đang là phóng viên mục Chính trị – Xã hội của VietNamNet. Nửa năm sau, cô trở thành phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM, nên khó có thể biện hộ rằng cô thiếu hiểu biết về chính trị và pháp luật.
Ngày nay, nhìn những thành công vang dội của Đoan Trang, nhiều nhà hoạt động trong phong trào dân chủ Việt Nam không khỏi nóng mặt. Họ hỏi nhau, rồi lại tự vấn: Đoan Trang là ai? Vì sao tiền tài trợ cứ đổ vào túi Trang mãi, trong khi họ, chính họ, mới là kẻ hô khẩu hiệu, căng biểu ngữ và cà khịa cớm? Vì sao một cựu phóng viên lề phải non choẹt, mới hôm rồi còn cúc cung tận tụy theo chân những vị lão thành lấy tuổi Đảng làm uy tín, giờ lại dám ngang nhiên trở mặt, ném một bản Hiến chương độc tài vào mặt lớp cha anh?
Người ta tự hỏi, rồi ấm ức, mà không biết Đoan Trang hơn hẳn họ ở hai cái tài. Ấy là tài diễn xuất, đóng vai ngoan hiền, vô hại để chờ thời cơ, và tài ngấm ngầm xây dựng tổ chức.
Tháng 5 năm 2011, giang hồ nổi sóng vì vụ sinh viên Nguyễn Anh Tuấn viết “đơn nhận tội”. Các bậc cha chú, như thông lệ, tìm cách khai thác đến cạn kiệt cơ hội tuyên truyền này. Còn Đoan Trang, có lẽ là người duy nhất tiếp cận Tuấn một cách từ từ, để xây dựng mối quan hệ lâu dài cho những kế hoạch trong tương lai xa, thay vì cố biến cậu thành chất đốt truyền thông trong một sự vụ. Nhìn vai trò của Tuấn trong chương trình 258, UPR, rồi Luật khoa Tạp chí gần đây, có lẽ chẳng ai dám cho rằng Trang đã chi một khoản đầu tư lãng phí.
Mùa hè năm đó, giang hồ tạm nhả Tuấn ra để lao vào một cơ hội mới: biểu tình. Ban đầu, đây là những cuộc biểu tình chống Trung Quốc thực sự, được làm nên bởi đông đảo người yêu nước vô tư thuộc nhiều chính kiến. Nhưng càng về cuối, nó càng bị thâu tóm về tay những nhóm chống Cộng cực đoan, do nỗ lực thao túng của các đảng chính trị hải ngoại. Dần dần, biểu tình chống Trung Quốc chỉ còn là vở kịch khiêu khích mà người ta diễn đi diễn lại hằng tuần để bôi xấu Cộng sản, một tấm bình phong để xây dựng lực lượng chống Cộng, và một cơ hội để quyên fund. Những người biểu tình “nghiệp dư”, chỉ xuống đường vì lòng yêu nước bỏ đi dần, còn những người biểu tình chuyên nghiệp cứ dần đông lên, và dần yên vị trong các tổ chức.
Ban đầu, nhóm No-U, được thành lập bởi Phạm Chính và Xuân Diện, vốn không phải là một tổ chức. Nó chỉ như một cái chợ tình luộm thuộm, nơi giang hồ tụ họp để hẹn nhau đi biểu tình, đòi người, quyên tiền, lễ lạt, chửi chế độ, than thở thời thế và chia sẻ tâm tư. Dẫu mong muốn của Chính và Diện là biến nó thành một đội quân cách mạng đường phố chuyên nghiệp, đặt dưới quyền chỉ đạo và kiểm soát của mình. Tuy vậy, cả Chính lẫn Diện đều không dám công khai trở thành lãnh đạo của No-U và đưa nó thành một tổ chức.
Lí do họ sợ là bị công an ghi nhận là người lãnh đạo nhóm No-U; Họ muốn giữ cho mình cái hình ảnh của một vị nhân sĩ trí thức độc lập, khách quan, không màng công danh, chỉ lên tiếng vì chính nghĩa và họ muốn khoác cho No-U cái vỏ bọc của một nhóm người yêu nước ngây thơ, vô tư, không kế hoạch, không tính toán, không kẻ cầm đầu. Vỏ bọc này vừa giúp họ lách luật, vừa giúp họ tiện đóng vai nạn nhân để ăn vạ trước công chúng và quốc tế.
Một tổ chức mà lại không phải là tổ chức đã khiến No-U nhanh chóng chia năm xẻ bảy thành nhiều phe phái đấu đá nhau, thậm chí nhiều lúc chửi bới nhau, vì chuyện tiền nong, vì tranh chấp tầm ảnh hưởng và tiếng tăm, vì tình tay ba và ngoại tình.
Với Đoan Trang, những mâu thuẫn ấy là một mỏ vàng. Chẳng hạn, Trịnh Hữu Long cực lực phản đối văn hóa hành xử cực đoan, chợ búa của nhóm người dưới trướng Chính – Diện. Dũng Aduku đòi minh bạch và chính danh. Nhóm Binh Nhì và Hà Còi đòi “quyền tự do ngôn luận” và tiếng nói lớn hơn cho lớp trẻ trong nhóm biểu tình. Và thế là, Trịnh Hữu Long bị đấu tố tập thể và tung tin đồn là “hàng cài”. Dũng Aduku bị kick khỏi group, rồi lại đưa vào, rồi lại kick. Binh Nhì và Hà Còi nói hỗn hơn, nên bị kick hẳn. Thế là No-U mất gần hết lực lượng trẻ.
Đám trẻ này đi đâu? Hầu hết đầu quân cho Đoan Trang, hoặc hợp tác với Trang một cách chặt chẽ. Vì trong vòng cấm vận của No-U, ngoài Trang ra, họ chẳng còn cửa sau nào để giữ liên lạc với phong trào biểu tình và phát triển quan hệ với giới trí thức.
Sự láu cá của Trang nằm ở chỗ này. Mỗi lần nội bộ bang hội lục đục với nhau, Trang đều biết cách phát ngôn sao cho làm hài lòng mọi phe phái. Phe nào cũng tưởng Trang hiểu chuyện, biết điều và ủng hộ mình, nên đều dành cho Trang cảm tình và đãi ngộ đặc biệt như là thủ lĩnh của họ.
Trong những năng lực làm nên thành công của Đoan Trang, tạo vỏ bọc có thể là cái tài quan trọng nhất.
Mỗi lần nhắc đến Đoan Trang, mọi người trong phong trào đều hình dung cô như một phóng viên, nhà báo và blogger kì cựu. Cho đến bây giờ, họ cứ gọi cô là “nhà báo Đoan Trang” dù cô chưa từng được cấp thẻ nhà báo, và đã ngừng phục vụ trong ngành báo chí từ lâu.
Mỗi lần Trang gặp rắc rối với chính quyền, tuyệt đại đa số những người ủng hộ đều có ấn tượng sai lầm rằng chính quyền đang đàn áp thẳng tay một cây bút, một người lên tiếng nói ra sự thật, và điều đó cho thấy chẳng có tự do ngôn luận ở Việt Nam. Thế là họ kêu lên đồng thanh: “Nhà báo Đoan Trang bị đàn áp!”.
Khốn thay, nếu bình tĩnh theo dõi từng vụ việc, người ta sẽ thấy Đoan Trang chưa bao giờ bị đàn áp dưới tư cách một nhà báo, hoặc bị bắt bớ vì những phát biểu của mình. Ngay từ đầu, tất cả những rắc rối mà cô gặp phải với chính quyền đều nảy sinh từ những hoạt động chính trị có viện trợ và có tổ chức. Nhưng thay vì đính chính những hiểu lầm của dư luận, Trang lại hào hứng diễn vai “tiếng nói khách quan, độc lập” để khiến dư luận hiểu lầm thêm. Bởi đương nhiên, hình tượng một cây bút trung thực, khách quan, bị đàn áp chỉ vì nói ra sự thật sẽ có lợi cho cô hơn là hình tượng một chính trị gia có bè cánh và được trả tiền, đầy lòng tham và mưu chước.
“Nhà báo Đoan Trang” chỉ là một hình tượng nạn nhân trong truyện cổ tích mà Đoan Trang kể cho phong trào dân chủ. Cái thật sự có thật, ẩn bên dưới lớp mặt nạ ấy, là chính trị gia Đoan Trang. Hãy quan sát những màn kịch nổi bật của chính trị gia này.
Tháng 8 năm 2013, báo lề trái tung tin một nhóm sinh viên bị công an tạm giữ, tra hỏi chỉ vì tham gia một… lớp học ngoại ngữ. Đọc tin đó, người ngoài cuộc tất phải ngớ người ra. Sao chỉ học ngoại ngữ mà cũng phải vào đồn? Chẳng lẽ ở Việt Nam, tự do bị bóp nghẹt đến nỗi thanh niên không có quyền học ngoại ngữ?
Tất nhiên không phải. Ít ai biết rằng lớp học ngoại ngữ đó chỉ là một dây chuyền tuyển dụng nhân sự do ba phía cùng tổ chức: Đoan Trang, Hội Anh Em Dân Chủ của Nguyễn Văn Đài và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên của Nguyễn Gia Kiểng, Nguyễn Thanh Giang. Khi cấp tốc tuyển thành viên trẻ để xây dựng nhân lực làm “cách mạng đường phố”. Cả ba nhóm này cùng nhận ra một vấn đề là, sinh viên Việt Nam bận việc riêng, chẳng mấy ai quan tâm đến đấu tranh chính trị. Không đủ sức tuyển người trực tiếp, công khai, họ đành lôi kéo thanh niên bằng một mồi câu lợi ích, và nấp sau một vỏ bọc. Ấy là lớp học tiếng Anh miễn phí, mà phân nửa số buổi được đứng lớp bởi Đoan Trang.
Lớp vỏ bọc này cùng lúc giải quyết nhiều vấn đề.
Thứ nhất, là tạo ra mồi nhử quyền lợi để lôi cuốn một thế hệ thanh niên không hứng thú gì với đấu tranh chính trị kiểu cách mạng đường phố.
Thứ hai, là tạo ra một không gian để trò chuyện thân mật và xây dựng mối quan hệ cá nhân với sinh viên. Khi đám trẻ này đã có thiện cảm và trở nên cởi mở, thì tuyên truyền để họ thấm nhuần tư tưởng chính trị cũng không khó gì.
Thứ ba, là trùm lên mình lớp vỏ bọc của một hoạt động dân sự vô tư, khiến chính quyền không tiện đàn áp. Khi bị chính quyền đụng đến, họ sẽ lập tức sắm vai những nạn nhân ngây thơ, vô tội, lu loa trên báo chí rằng chính quyền bắt người vô cớ, thanh niên Việt Nam mở lớp học tiếng Anh cũng không được phép, chứng tỏ nước này không có tự do, nhà nước thi hành chính sách ngu dân. Thế là dù có tuyển được người hay không, “lớp học” có bị dẹp hay không, và bọn sinh viên có bị bắt hay không, họ vẫn luôn được lợi khi đứng giật dây sau hậu trường.
Nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh”, lực lượng mà Đoan Trang cướp được của Đào Thu cũng bị lợi dụng cho mục đích này. Thử hỏi từ khi về tay Đoan Trang đến, nhóm này đã có bao nhiêu hoạt động thật sự vì mục đích trong sáng ban đầu là bảo vệ cây cối? Nhìn nhóm này, bất cứ ai có kinh nghiệm hoạt động đều biết rằng bảo vệ cây xanh chỉ còn là cái cớ mà nó nêu ra để ăn vạ nhân quyền và ngầm tuyển dụng nhân lực chống Cộng. Ai thắc mắc, cứ nhìn xem những thành viên của nhóm đó có bao nhiêu kiến thức về môi trường đô thị và cây xanh, và dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để chửi đổng chính quyền trên Facebook.
Nhóm Vì Một Hà Nội Xanh sau này còn chuyển sang những hoạt động mới lạ. Ấy là ngồi xe jeep “nghệ sĩ” dạo phố và đi hát rong. Khi bày ra chúng, Đoan Trang nhằm mục đích gì? Đơn giản là để chụp ảnh tự sướng, để đưa lên mạng và vào hồ sơ xin fund, nhằm chứng tỏ rằng nhóm người vô tích sự này vẫn đang có “hoạt động thực chiến”, “hoạt động đường phố” sôi nổi, trong tinh thần trẻ trung, lôi cuốn thanh niên, và nhằm thực thi “quyền tự do biểu hiện”. Nếu không có hoạt động lấp chỗ trống để kịp giải ngân, và để dư luận khỏi lãng quên, nhóm này chắc chắn giải tán sớm.
Công thức hành động của Đoan Trang là như thế. Đầu tiên, Trang phải tạo cho mình một cái vỏ bọc chính danh, mà ai nhìn vào cũng cho là trong sáng, ngây thơ, vô hại và thánh thiện. Nấp sau vỏ bọc đó, cô sẽ tranh thủ được thiện cảm của đám đông. Từ đó, cô có thể lôi cuốn đám sinh viên thiếu kinh nghiệm thực tế về chính trị, hễ thấy lí tưởng, khẩu hiệu gì mới là lao ngay vào. Nhờ vỏ bọc này, cô cũng dễ dàng duy trì những hoạt động vô thưởng vô phạt để giải ngân và câu like trên Facebook. Quan trọng nhất, hễ bị chính quyền đụng vào, là cô có ngay vô số mĩ từ lung linh để đem ra ăn vạ. Chẳng hạn, mỗi lần chính quyền tóm Trang để điều tra về kế hoạch lật đổ bằng biểu tình mà cô đang thai nghén, báo lề trái sẽ phao vống lên rằng Cộng sản đàn áp một nhóm sinh viên bảo vệ môi trường, một nhóm bạn trẻ chơi nhạc trên đường phố, hoặc một nhóm học tiếng Anh.
Khi dùng khẩu hiệu “Vì Một Hà Nội Xanh” làm vỏ bọc để giải ngân, ăn vạ nhân quyền và lôi kéo người làm cách mạng biểu tình, Đoan Trang đã nói dối những độc giả, chính khách ngoại quốc, nhà tài trợ và thành viên nhóm thực sự tin cô.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG