Chủ đề “phi chính trị” hóa Quân đội và Công an hẳn là một câu chuyện không mới mà cũng chẳng hề cũ một chút nào; trong bối cảnh các quốc gia có nền phi chính trị hóa Quân đội đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn về chính trị, bạo loạn, lật đổ trở thành miếng mồi ngon cho các cường quốc xâu xé, để lại hậu quả nặng nề về kinh tế. Chắc hẳn chẳng ai trong chúng ta đã quên được Kiev – Ucraina năm 2014, từ một nhóm những sinh viên biểu tình bị dẹp bỏ đã biến thành 800.000 người biểu tình tại trung tâm thủ đô yêu cầu Chính phủ phải quay trở lại với mái nhà chung Châu Âu. Những ngày đầu thì cảnh tượng thật ôn hòa, những người biểu tình ăn uống, sinh hoạt, ca hát tại quảng trường độc lập. Nhưng khi “ngọn lửa” bắt đầu bùng phát làm cuộc “cách mạng thành công” phần thắng nghiêng về phe đối lập chính phủ. Nguyên nhân chính của việc trên bắt nguồn từ việc phi chính trị lực lượng vũ trang.
Trở lại cuốn sách “Chính trị bình dân” của Phạm Đoan Trang việc phi chính trị hóa Quân đội và Công an đã được miêu tả một cách hết sức kĩ lưỡng, tỉ mỉ và đẹp đẽ, vẽ ra một viễn cảnh đẹp đến phi thực tế.
Có vẻ các Linh mục đón nhận “Chính trị bình dân” của Phạm Đoan Trang một cách rất hồ hởi, ảnh: internet
Theo cuốn sách viết, Quân đội và Công an là hai lực lượng “có tính chính danh để sử dụng vũ khí, vũ lực và có sức mạnh” dẫn đến “có nguy cơ lạm quyền rất cao”, đồng thời ám chỉ tại Việt Nam đang là chế độ Công an trị. Từ căn cứ đó thị đưa đến một viễn cảnh đó là “Nghề Công an trong chế độ dân chủ” trong đó “bất kỳ Công an nào cũng không thể được lệnh hoặc bị ép buộc phải thực thi chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ hay huy động nguồn lực Công an để hỗ trợ hay phá hoại bất kỳ đảng phái, nhóm lợi ích nào cũng như thành viên của đảng phái, nhóm lợi ích đó, “Công an phải nằm dưới sự lãnh đạo của chính quyền dân sự” “Quân đội hoàn toàn giữ tính trung lập, phi chính trị hay nằm ngoài chính trị và hệ thống Quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của chính quyền dân sự”.
Ngay từ ban đầu Quân đội và Công an là lực lượng do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, vậy thì nó phải hoạt động phục tùng theo tôn chỉ của Đảng là bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng; đâu thể trở thành một công cụ “ba phải” cái gì cũng đúng, ai bảo cũng nghe được.
Công an và Quân đội phải có tính chính trị, thể hiện ở việc gắn liền với việc bảo vệ giai cấp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của đại đa số nhân dân lao động chứ không phải phục vụ cho quyền lợi của bất kỳ hội nhóm tự phát nào. Công an và Quân đội là lực lượng bảo vệ sự phát triển của giai cấp, là công cụ bạo lực vũ trang của Nhà nước đảm bảo sự phát triển ổn định của đất nước, đồng thời cũng là lực lượng tham mưu giúp việc trong phát triển kinh tế, chính trị, đường lối đối ngoại, quốc phòng, an ninh. Còn nếu Công an và Quân đội đứng ngoài chính trị thờ ơ với tình hình của đất nước thì có lẽ chẳng cần lực lượng này làm gì cả.
Hồng Ân