Saturday, November 23, 2024

SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA

1.- NHỮNG SỰ MUA BÁN

Có một sự thực nhiều người không hề biết hoặc không nói đến chính là sự mua bán giữa Mỹ và Trung Quốc về phân chia ảnh hưởng trong khu vực. Đây là một nguyên nhân dẫn đến Trung Quốc mạnh tay thực hiện mưu đồ xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974. Hẳn nhiều người đã biết về Thông Cáo Thượng Hải năm 1972 giữa tổng thống Mỹ Nixon và lãnh đạo Trung Quốc Chu Ân Lai. Chính “nhờ “ sự thỏa hiệp này mà nước Mỹ với nền dân chủ thần thánh của chúng ta đã mang bom đến hủy diệt gần như toàn bộ miền Bắc với hi vọng lật ngược tình thế nhưng rốt cuộc vẫn phải chịu thất bại và rút quân về nước năm 1973. Chỉ 1 năm sau đó, Hải chiến Hoàng Sa xảy ra và không ai khác, chính Mỹ đã thỏa thuận cho Trung Quốc thực hiện điều này với những tính toán của riêng mình.

Một mặt, người Mỹ muốn có một liên minh chống lại Liên Xô và họ coi Trung Quốc là đồng minh trong chiến tuyết đó trong khi Trung Quốc cần công nghệ, cần đầu tư Mỹ, cần vũ khí phương Tây để ra sức chống Liên Xô và trở thành trụ cột chính của khối Xã Hội Chủ Nghĩa. Mặt khác trong sự thỏa thuận này, TQ và Mỹ đã thống nhất phân chia lợi ích trên lưng dân tộc Việt Nam vốn đang bị giày vò bởi nỗi đau chia cắt mà họ cũng chính là thủ phạm (Mỹ thỏa thuận ngầm với Trung Quốc ra sức ngăn cản quyết không để cho đất VN được thống nhất – sau đó mặc dù TQ dùng mọi thủ đoạn để ngăn cản nhưng chúng ta vẫn quyết tâm thống nhất đất nước). Cuối cùng, một sự kiện có liên quan cần được nêu ra, theo Ðại Tá Hà Văn Ngạc , Hải Ðội Trưởng Hải Ðội III Tuần Dương HQVNCH , người chỉ huy trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974: “vào khoảng ngày 11/01/1974 , chỉ khoảng vài ngày sau khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Kissinger rời Trung Cộng , thì đột nhiên Ngoại Trưởng Trung Cộng lại một lần nữa tuyên bố về chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng và Trường Sa .”

2-LỰC LƯỢNG CHÊNH LỆCH ?

Thật sự, quân đội Trung Quốc tham chiến trên quần đảo Hoàng Sa có lực lượng còn thua kém cả quân đội VNCH cả về hỏa lực lẫn giãn nước của đội tàu.

Cụ thể, Hải quân VNCH có các tàu Trần Bình Trọng (HQ-5), Lý Thường Kiệt (HQ-16), and Trần Khánh Dư (HQ-4), Nhật Tảo (HQ-10) với choán nước từ 650 đến 2800 tấn. Hỏa lực mạnh với cỡ nòng pháo từ 20mm đến 127mm với cơ số hàng chục nòng( 2 nòng 127mm, 4 nòng 76mm, trong đó có 3 nòng bắn nhanh (“hải pháo 76 ly tự động”), đặc biệt có ngắm bắn máy tính-radar, 16 nòng 40mm liên thanh, 14 nòng 20mm liên thanh và nhiều súng cỡ nòng nhỏ hơn khác.

Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa

Trong khi đó, trang bị tàu chiến của TQ hạn chế hơn nhiều, với số lượng tàu là 4 tầu rà mìn nhỏ Kronstadt, 2 tàu rà mìn nhỏ khác với giãn nước chỉ khoảng 390 tấn mỗi tàu. Về hỏa lực, Hải quân TQ cũng cực kì thua kém với cỡ nòng chỉ từ 25-85mm ( tổng cộng các tàu: 4 nòng 85mm phát một nạp đạn tay (Đ-44 bản 85mm cho hải quân), 8 nòng 57mm liên thanh (súng phòng không đầu đạn 2,8kg, liên thanh).12 nòng 37mm, 8 nòng 25mm )

SỰ THẬT HẢI CHIẾN HOÀNG SA
Tương quan lực lượng trong Hải chiến Hoàng Sa

Như vậy, về lực lượng tàu chiến, VNCH mực dù số lượng ít hơn, nhưng về hỏa lực và độ giãn nước đều hơn hẳn quân địch, chưa kể các yếu tố công nghệ hiện đại hơn, đảm bảo độ chính xác tốt hơn nhờ có sự hỗ trợ của pháo tự động. Trong hải chiến kiểu đấu pháo giữa các tàu, giãn nước cũng như hỏa lực, cỡ nòng pháo có vai trò cực kì quan trọng, về mặt này, VNCH có ưu thế tuyệt đối.

Cũng cần nói thêm, lúc đó, Không quân VNCH vốn tự hào là lực lượng không quân lớn thứ ba thế giới, với nhiều máy bay có thể chi viện cho Hoàng Sa đã đứng ngoài nhìn cuộc chiến. Có thể nói đây là lực lượng có khả năng nhất để đảo ngược tình thế thì đã đứng nhìn ( F5 có tầm bay chiến đấu đến hơn 800km và cường kích A37 có thể bay với tầm bay chiến đấu đến 740km- dư sức quần thảo vùng trời Hoàng Sa và thay đổi cục diện chiến sự )

Như vậy, quân đội VNCH có ưu thế tuyệt đối về hỏa lực, cũng như không quân, không hề có chuyện Mig21 hay Mig23 của Trung Quốc yểm trợ, cũng không có bất kỳ tàu tên lửa nào của Trung Quốc ra chi viện. Thất bại mà VNCH nhận lấy, không phải do “chênh lệch lực lượng” mà hoàn toàn ở tinh thần chiến đấu, chỉ huy cũng như mấu chốt là ở sự giương mắt đứng nhìn khó hiểu của lực lượng không quân lớn thứ ba thế giới thời đó. Xin trích lại câu trả lời của Phi công Nguyễn Thành Trung ( Không lực VNCH ) về kế hoạch dùng máy bay oanh tạc Hoàng Sa để hiểu rõ hơn điều đó.

“Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ.

Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác”.

Như vậy, có thể nói rằng, hành động mạnh tay xâm lược của Trung Quốc không thể xảy ra nếu không có sự đồng ý của Mỹ, đơn giản lợi ích của VNCH là lợi ích của Mỹ, không có thỏa thuận trước, nước Mỹ không thể nào bỏ rơi đứa con đẻ của mình. Hành động xâm lược của Trung Quốc, một mặt là hành động táo tợn, nhưng không thể nào vì thế mà quên đi sự hậu thuẫn ngầm của Mỹ.

Chúng ta, những người con của nước Việt chân chính luôn ghi nhớ sự hi sinh của những người đã đổ xương máu để bảo vệ độc lập dân tộc. Nhưng cũng chính vì thế mà ta cần hiểu lịch sử, biết đúng sai, nhận được mặt đâu là kẻ thù để hướng sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền của mình vào đó. Còn những kẻ không thức thời, cố gắng ôm lấy sự kiện Hải chiến Hoàng Sa để che đi sự hèn nhát của mình năm nào. Cố lấy Hải chiến Hoàng Sa để minh họa cho sự “cao cả” của mình để lấp liếm những nỗi đau mà chính họ đã gây ra cho dân tộc thì chỉ là những kẻ không có tí liêm sỉ nào. Còn nếu các vị vẫn muốn ôm lấy bài báo sai bét nhè kia để tự sướng về thây ma VNCH cùng nước Mỹ vĩ đại của các vị thì chúc các vị may mắn nếu nhỡ nước mẹ Mỹ vĩ đại có mang các vị đi bán lần nữa.

TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA NĂM 1974 GIỮA VNCH VÀ TRUNG QUỐC – THỰC RA LÀ MÀN DIỄN VỤNG VỀ ĐỂ MỸ VÀ VNCH DÂNG HOÀNG SA CHO TRUNG QUỐC

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG