Thursday, November 21, 2024

Chân dung Nguyễn Hoàng Đức

Truyền thông Công giáo vịt mấy bữa nay bỗng dưng lôi lại chuyện “cựu cán bộ an ninh” Nguyễn Hoàng Đức bị “chuyển hóa” để tán dương “sự kỳ diệu của đức tin”. Tưởng bịp ai chứ bịp Mõ là Mõ bóc mẽ.

Chân dung Nguyễn Hoàng Đức

Đúng là trước đây, Đức có một công việc ổn định, thậm chí là danh giá, được đào tạo chính quy, có bài bản ở một trường mà bây giờ nhiều sĩ tử mơ ước – Học viện AN. Thời sinh viên, Đức đã là tay Ghita có hạng và có chút năng khiếu viết lách.

Sau ít năm ra trường công tác, cái “máu nghệ sĩ” trong Đức trổi dậy, tay đàn, tay bút vung vẫy sáng tác văn thơ. Một số đồng môn của Đức kể lại rằng, lúc đầu thì hắn viết cũng nhì nhằng thôi nhưng đến năm 1993, một lần Đức bị tai nạn giao thông đập đầu xuống đường, máu chảy lênh láng. Sau lần ấy, bỗng dưng ý tứ, ngôn ngữ cứ tuôn trào khiến Đức “viết không kịp”. Vậy là Đức rẻ ngang hẳn sang hướng khác, làm nhà thơ, nhà văn, nhà triết học, nhà phê bình văn học. Bài nào Đức cũng bị ám ảnh và hoang tưởng rằng mình là vĩ nhân, là number one nên lộng ngôn mạt sát đám nhà văn.

Đi đâu Đức cũng kè kè mấy tập sách, tập thơ – phần nhiều là bản thảo, có bản dày cả nghìn trang, đủ thứ tạp pí lù và khoe rằng, chỉ có vĩ nhân như Đức mới có những tác phẩm “đồ sộ” đến vậy, còn giới nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, nhà triết học của Việt Nam xưa nay, đứng trức Đức chỉ là những con gián.

Đam mê viết lách như một kẻ mộng du nên Đức sống tùy tiện, tự do, cộng với tâm thần hoang tưởng nên không thể dung hòa với môi trường công việc đòi hỏi sự tỉnh táo, chính xác của ngành nghề, cơ quan đành cho Đức nghỉ việc. Khi ấy, từ một anh Chuẩn úy lúc mới ra trường, sau chục năm công tác Đức mới có cái quân hàm trung úy.

Cũng như Huy MC, vốn là một tay trống cự phách của Học viện An ninh, ra trường, rẽ ngang đi theo nghiệp hát, nương nhờ vào cái bóng của ca sỹ Thu Phương (vợ Huy) mà nên cơm cháo, Đức thì khác, “cơm áo không dùa với khách thơ”, thơ nát, văn dốt nên đói.

Những năm tám mươi, cuộc sống sau chiến tranh vô cùng khó khăn, lợi dụng khí chất không bình thường của Đức, một số kẻ cơ hội đã kích động, tâng bốc và lái hướng Đức đi theo con đường nghiên cứu triết học, thần học. Người thầy đỡ đầu khai mở cho Đức là một Tổng giám mục có tiếng tăm, ông Nguyễn Văn Thuận (cháu gọi ông Ngô Đình Diệm là cậu ruột). Ban đầu Đức chỉ theo “thầy” học tiếng Pháp, nhưng đi với ma thì mặc áo giấy, thầy Thuận đã lôi kéo Đức bước vào mê cung của thần học.

Vốn là một linh mục đang bị chế độ quản chế sau chiến tranh (Đức là người quản lý ông) TGM Nguyễn Văn Thuận đã phát hiện điểm yếu về khí chất của Đức nên đã lôi tuột Đức về với Chúa. Sẵn có cái đầu hoang tưởng, sau một thời gian thọ giáo, Đức đã viết một chuyên luận “Hành trình đức tin qua cây cầu F.X Nguyễn Văn Thuận” để mô tả quá trình biến đổi tình cảm, tâm lí và đến với chúa của Đức. Sau này, khi ông Nguyễn Văn Thuận sang Roma nhậm chức Hồng y, ông đã mang theo bài chuyên luận đó và chuyển cho Bộ Phong thánh ở Roma lưu giữ để chứng minh cho sự diệu kì của đức tin.

Từ ngày quy y, ban đầu Đức chỉ chúi mũi vào sáng tác văn, thơ, viết bài phê bình văn học để kiếm sống. Những bộ tiểu thuyết, những tập thơ, trường ca lần lượt ra đời chờ in ấn, phát hành. Chỉ có điều trong số đó phần lớn là Đức tự bỏ tiền ra in, tự phát hành với sự trợ giúp của nhà thờ. Chẳng ai mua sách của Đức vì nó như những mớ bùng nhùng của người ngộ chữ.

Cho đến khi Đức được Tòa thánh Roma mời sang, định sẽ cho Đức một suất như Lái Gió Bùi Thanh Hiếu bây giờ, song không qua được mắt của cơ quan AN, Đức bị cấm xuất cảnh. Tin ấy khiến đám bloger rận chủ kêu lên như bị thiến thì mọi người mới biết có một cái tên kèm theo danh từ Nhà văn Nguyền Hoàng Đức. Còn nếu để người ta biết Đức qua tác phẩm thì “bó tay chấm com”.

Của đáng tội, Đức cũng in được một tập truyện ngắn có cái tên rất bản lĩnh: “Leo gác ngược” nhưng đọc nó người ta mới nhận ra đấy như là một nỗi ẩn ức của Đức về chuyện thằng em trai của Đức phạm tội hình sự bị đi “Chăn kiến”. Sách cũng chẳng ai mua.

Thấy cái ngõ văn chương quá hẹp, xoay xở để sống được cũng chật vật, Đức chuyển hướng qua phê bình văn học. Ban đầu, một vài tạp chí thấy cái cách viết của Đức băm bổ, khác với lối mòn phê bình văn học trước đó, sẵn có không khí đổi mới, họ in. Đến khi có nhà văn viết rằng “Nguyễn Hoàng Đức lảm nhảm”, chỉ ra cái lối ngạo mạn, lấy đại đao mổ muỗi của Đức thì con đường phê bình của Đức cụt lối.

Một nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng mà không đất dụng võ thì sống làm sao? Trong cơn khốn khó ấy, Đức đã hì hục viết bài cho trang mạng Chungta.com. Do phạm luật, Chungta.com bị đóng cửa, Đức chạy sang góp cỗ với nhà rận chủ, bloger Nguyễn Tường Thụy. Nương nhờ vào Thụy, Đức mới có chút nhuận bút bớt xén trong khoản tài trợ của Việt Tân.

Tuy nhiên, một thằng cha to như hộ pháp, sống độc thân, không nơi bấu víu như Đức, mấy đồng tiền còm của Thụy sao đủ sống, Đức lăng xăng chạy từ sân tôn giáo, qua NO-U, về Bauxite. Ở đâu Đức cũng xăng xái. Hôm thì thắp nến hiệp thông cùng giáo xứ Thái Hà để nhờ ơn mưa móc của bề trên là đệ tử của Nguyễn Văn Thuận. Hôm thì lăng xăng xếp hàng chụp ảnh cùng đám NO–U ở sân bóng đá. Hôm thì cùng đám nhơn sĩ Nguyễn Quang A nấp sau bọn ăn vạ Bùi Hằng, Lân Thắng… ra Bờ Hồ gào thét. Mỗi bận như vậy kết cục là một bữa nhậu ở đâu đó.

Đói vẫn hoàn đói, Đức quay về căn nhà nhỏ tối tăm ở khu Nam Thanh Xuân. Vợ hắn, vì không chịu nổi cái sự hoang tưởng, bẩn bựa của hắn nên cũng đã bỏ đi. Từ đó Đức núp hẳn dưới bóng của nhà thờ Thái Hà của Dòng Chúa cứu thế.

Bây giờ, cái đám Việt Tân đã mua lại Nguyễn Hoàng Đức. Món đồ tâm thần hoang tưởng ấy bây giờ cũng chỉ còn trong đầu một mớ hỗn độn Triết học phương Tây nửa đực, nửa cái, có bản lĩnh gì mà ồn ào!

Theo Blog Mõ Làng

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG