Tờ giấy bạc 200 đồng thời Việt Nam Cộng Hòa vẽ chân dung vua Quang Trung (Nguồn: Tuổi trẻ).
Sự cẩu thả trong bất cứ lĩnh vực nào đều phải trả giá, nhưng với lịch sử và tiền nhân thì cái giá đó còn lớn và sâu sắc hơn!”.
Nay, khi cuộc bàn cãi xung quanh chuyện này có vẻ như sôi động hơn, nhất là sau khi có vài ba ý kiến ủng hộ lối diễn đạt của vị Tiến sỹ, nhà nghiên cứu nọ, kia từ FB Hoàng Nguyên Vũ: “Có một vài cứ liệu trong lịch sử (chưa biết thực hư), hồi vua Quang Trung sang sinh nhật Càn Long, thì đó là vua giả, chứ vua thật còn ở nhà. Nhưng dù thật hay giả thì mong anh chị bớt chút thời gian mà suy nghĩ: Ơ, thế vua là không được xấu giai à? Mà hồi ấy như thế biết đâu đã làm cho các cụ thơ phú ca ngợi rụng rồi ra rồi chả biết chừng, phỏng?
Không tin hử, 3 năm sau có người thử làm một bộ phim về thiếu gia Cường Đô La thử xem, nếu diễn viên đóng vai Cường mà nhan sắc như thiếu gia phố núi hiện tại, thử hỏi có ma nào nó đến xem không? Chí ít thì lúc đó người đóng anh Cường cũng phải là Ngô Kiến Huy chí đùa à?
Các anh các chị bớt tư tưởng hình mẫu đi ạ. Hình mẫu trên cuộc đời này đều là lừa bịp có mục đích, biết chửa? Ngành marketing xuất hiện ở xứ ta lâu rồi, các anh chị không biết sao?“.
Tôi xin viết tiếp vài ba điều ngắn gọn, kẻo thiên hạ lại nghĩ tôi phản đối vô căn cứ!
Như đã nói ở bài trước, việc tôi phản đối kết quả khảo cứu của Ts Nguyễn Duy Chính và ông Trần Quang Đức công bố về chân dung vua Quang Trung, bởi lẽ:
– Đã có ít nhiều sự mâu thuẫn về tư liệu văn tự và hình ảnh về vua Quang Trung được nói ra. Trong khi sử liệu cũ đã không tiếc lời ngợi khen vóc dáng thanh tú, hơn người của vị vua anh hùng. Nào là “Nguyễn Văn Huệ là em của Nhạc, tiếng vang như chuông, mắt sáng như ánh điện, mưu lược thiện chiến, người người đều kinh sợ”; “… Năm ấy Nguyễn Huệ mất, tóc của Huệ thì quăn, mặt thì đầy mụt, có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu …” – Trích trong sách Tây Sơn thuật lược.
Ngay cả sử liệu cũ của Trung Quốc cũng viết: “Quang Bình cốt cách khá thanh tú, hình dáng bệ vệ xem ra khác hẳn với người ở Giao Nam. Thế nhưng các bầy tôi đi theo tuy hơi giỏi văn tự nhưng thân thể nhỏ bé, yếu đuối…“, hoặc “Vua của họ (tức nước ta) đầu bịt khăn lưới, đội thất lương kim quan, mình mặc long bào bằng gấm màu, đeo đai bằng ngọc trắng”. Đành rằng “hồi vua Quang Trung sáng sinh nhật Càn Long, thì đó là vua giả, chứ vừa thật còn ở nhà” nhưng tin chắc với nhãn quan chính trị hơn người của mình, vua Quang Trung và triều đại của mình sẽ không dám đánh đổi, mạo phạm với thiên triều Mãn thanh khi đấy khi chọn người không giống về mặt dung nhan sang yết kiết bang giao nhằm đạt được sự hòa hiếu từ đôi bên.
Vậy mà, bất chấp những điều sử sách lưu truyền cả trong và ngoài, 2 nhà nghiên cứu của chúng ta lại tiếp cận và giải mã chân dung vua Quang Trung từ một nguồn không chính thức – từ một người bạn Trung Quốc gửi cho). Và thông qua cái thuật “đoán” như xác nhận của Tuổi trẻ khi nói về điều này: “Từ tư liệu này, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đã khảo cứu kỹ: xem xét kiểu mũ xung thiên vua Quang Trung đội trong hình, đọc được ba dấu triện đóng trên tranh, đọc và dịch bài thơ ngự bút của vua Càn Long viết phía trên bức tranh.
Căn cứ vào đó, Nguyễn Duy Chính đoán định bức hình này là bản trắng đen của một trong ba bức bán thân vẽ màu vua Quang Trung do vua Càn Long chỉ thị cho họa gia trong cung thực hiện nhân chuyến vua Quang Trung sang chúc thọ”.
– Ở đây, khoan hãy đề cập đến thuyết âm mưu rằng, thông qua việc cung cấp bức ảnh được cho là bức chân dung, phía Trung Quốc đang cố tình hạ bệ, làm xấu xí hình ảnh của vị vua anh hùng. Bởi nói như thế cũng là khiên cưỡng, thiếu tính thuyết phục.
Nhưng, kết luận ngay đó là chân dung của vua Quang Trung thì e là hơi vội vàng và không có tính thận trọng của người làm khoa học thực thụ.
Nói tóm lại, chúng ta – những người hậu thế không có quyền buộc, bắt tiền nhân của mình, nhất là những vị anh hùng dân tộc, có công với dân, với nước phải đẹp đẽ, hoàn mỹ. Song trước cái xấu (nghĩa đen) được chỉ ra với những căn cứ phi lý, thiếu tính chân thực, khoa học thì chúng ta có quyền lên tiếng và đề nghị được làm rõ!
Thiết nghĩ, để mọi sự được rõ ràng và cũng là làm thỏa mãn những người đã có dày công khai mở, giải mã chân dung vị vua anh hùng. Một lần nữa, Tôi khẩn thiết đề nghị các cơ quan hữu quan nên chủ trì để khảo cứu, giãi mã về những điều còn băn khoăn. Âu đó cũng là cách để hậu thế hiểu hơn về tiền nhân của mình!
Mẹ Đốp