Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cho rằng, trong tất cả trách nhiệm của chúng ta đối với nhân dân, giảm nghèo là một nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội bậc nhất và mang đậm tình người nhất. Đây là một định hướng xã hội chủ nghĩa quan trọng của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Tuy nhiên, những kẻ “vốn sinh ra để xuyên tạc” lại có những bình luận lung tung, rất phản động.
Mới đây, trên trang facebook của Việt Tân có đăng một băng rôn và một số dòng bình luận mang tính quy chụp, không hề che đậy bản chất của một tổ chức “KHỦNG BỐ VÀ PHẢN ĐỘNG” không hơn không kém.
Trong bất kỳ xã hội nào, đất nước nào dù là nước phát triển, nước đang phát triển hay các nước nghèo thì trong xã hội đều có người nghèo, người vô gia cư. Theo cục điều tra dân số Mỹ ngày 12 tháng 9 năm 2022 cho biết tỷ lệ người nghèo đã tăng từ mức 7,8% năm 2021 lên mức 12,4% năm 2022. Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 của Việt Nam ở mức dưới 2% và có xu hướng giảm dần. Như vậy có thể thấy rằng dù là đất nước phát triển như Mỹ dân số nghèo vẫn tồn tại ở mức khá cao thể hiện sự bất bình đẳng trong xã hội ngày càng lớn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo cả khách quan và chủ quan. Ốm đau bệnh tật, khả năng lao động sáng tạo kém, lười lao động thích hưởng thụ, thiên tai dịch bệnh..vv. Tiến sĩ Phil Bartle đã chỉ ra các nhân tố, nguyên nhân và lịch sử của sự đói nghèo đó là: “chủ nghĩa thuộc địa, nô lệ, chiến tranh”. “Ở góc độ quốc gia, thu nhập quốc dân thấp không phải là đói nghèo mà chỉ là triệu chứng của nó mà thôi”.
Xét ở góc độ là một “vấn nạn mang tính xã hội” các nhân tố của đói nghèo đó là “sự thiếu hiểu biết, bệnh tật, sự thờ ơ, sự thiếu trung thực và sự phụ thuộc” và chúng được xem là “những điều kiện duy trì đói nghèo”. Các yếu tố chính trên còn giúp xác định những nhân tố thứ cấp đó là “thiếu hụt thị trường, có sở vật chất nghèo nàn, lãnh đạo yếu kém, thất nghiệp, thiếu kĩ năng và vốn cũng như là việc thường xuyên vắng mặt trong công việc” và cùng nhiều yếu tố khác. Xét riêng ở Việt Nam. Một quốc gia bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị Mỹ cấm vận hơn 20 năm. “Từ nhỏ bé đến vĩ đại” là cách mà người ta mô tả quá trình Việt Nam lột xác hoàn toàn, chuyển từ một trong những nền kinh tế nhỏ bé nhất toàn cầu sang một trong những nước phát triển nhanh nhất thế giới. Thế giới đã phải kinh ngạc, nhất là với xuất phát điểm thấp và chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
“Tại sao tương lai kinh tế Việt Nam tươi sáng và ngày càng tươi sáng hơn” là tiêu đề bài viết của tác giả Vincenzo Caporale được The Diplomat đăng tải ngày 29 tháng 9 năm 2022 trong đó đã nêu bật được thành công và kỳ tích kinh tế đáng kinh ngạc của Việt Nam và Việt Nam đã làm người ta ngạc nhiên khi vào tốp “7 kỳ quan kinh tế thế giới”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế toàn diện và đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phát triển kinh tế vượt bậc cho đến ngày nay, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, GDP bình quân đã tăng từ 498,58 USD năm 2000 xếp thứ 173/200 lên 4.162,94 USD xếp thứ 117/200 trên thế giới. Năm 2022 và 2023 dưới sự tác động của chiến tranh Nga – Ucaraina, khiến kinh tế thế giới gặp không ít khó khăn, nhiều nước rơi vào suy thoái, tăng trưởng chậm. Nhiều công ty phá sản, người lao động mất việc làm, giá hàng hóa tăng cao, đời sống của người dân gặp không ít khó khăn đó là xu hướng chung của bức tranh kinh tế thế giới năm 2023. Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ từ tình hình thế giới, tăng trưởng kinh tế có phầm chậm lại nhưng vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới và thứ 2 trong khu vực Asean. Mặc dù tình trạng không có việc làm xảy ra nhưng Đảng và Nhà nước vẫn đang nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trước Đại hội đồng Liên hợp quốc Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định Việt Nam “luôn lấy người dân làm trung tâm, là mục tiêu, là chủ thể, là động lục, và nguồn lực cho sự phát triển bền vững và sẽ không để ai bị bỏ lại phía sau”. Điều đó khảng định Việt Nam luôn coi trọng người dân, luôn coi người dân là chủ thể, luôn quan tâm, chăm lo đến lợi ích của nhân dân và có chính sách hỗ trợ những người yếu thế trong xã hội, có chính sách cụ thể để xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống nhân dân được nâng lên. Đó là những minh chứng đanh thép khảng định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tình hình chính trị luôn ổn định, an sinh xã hội ngày càng được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng tốt đẹp hơn. Không phải tự nhiên mà Mỹ nâng cao mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” với Việt Nam, và Nhật Bản cũng đang muốn nâng cấp mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.
Việt Tân đã lợi dụng khó khăn chung của tình hình kinh tế khó khăn trong nước để quy chụp một cách vô thức, vô ý trí cho chính quyền, cho đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà không xét trong bối cảnh kinh tế toàn cầu. Mọi luận xuyên tạc, phản động đó không thể làm lung lay ý chí, niềm tin của nhân dân Việt Nam, những người chân chính, căm gét chiến tranh, yêu chuộn hòa bình được. Việt Tân hãy thôi những chiêu trò vớ vẩn đó để người dân được sống trong hòa bình, ấm no và hạnh phúc. Thiết nghĩ, những người có lương tri hãy đem trí tuệ, thời gian, sức lực để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Đó là chân lý và lương tri của mỗi người dân yêu nước chân chính.
XUÂN VƯỢNG
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: