Friday, November 22, 2024

Hậu Đông Kiều, Kẻ Gai – Đã đến lúc cần thay đổi quy định pháp luật về đất đai tôn giáo?

Lễ Noel 2017 đã trôi qua trong an lành! Các linh mục Giáo phận Vinh đã bước vào kỳ Tĩnh tâm thường niên; những cái “đầu nóng” tại giáo xứ Đông Kiều (xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu) và giáo xứ Kẻ Gai (xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên), tỉnh Nghệ An cũng đã phần nào “hạ nhiệt”. Do vậy, đây là thời điểm thích hợp để các bên liên quan cùng nhìn nhận, đánh giá lại những gì đã xảy ra và tìm hướng giải quyết một cách thỏa đáng, đảm bảo hài hòa giữa yêu cầu tuân thủ pháp luật và nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của giáo hội, giáo dân.

Hậu Đông Kiều, Kẻ Gai - Đã đến lúc cần thay đổi quy định pháp luật về đất đai tôn giáo?
Hang đá Noel 2017 và nhà phòng của giáo xứ Đông Kiều được xây dựng trên đất lấn chiếm

Những xung đột giữa giáo dân với lương dân, các lực lượng chức năng xảy ra tại Đông Kiều (http://www.tiengnoicuadan.org/2017/12/su-that-ve-vu-viec-hang-o-giao-xu-ong.html) và Kẻ Gai (http://thongtinchongphandong.com/linh-muc-quan-xu-ke-gai-huyen-hung-nguyen-nghe-an-kich-dong-giao-dan-lan-chiem-dat-trai-phap-luat-tan-cong-nguoi-thi-hanh-cong-vu/) hồi trung tuần tháng 12/2017 vừa qua là rất đáng tiếc. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến 02 vụ việc trên đều là hoạt động vi phạm pháp luật về đất đai của một số linh mục, giáo dân Giáo phận Vinh! Vậy, đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những việc làm “coi trời bằng vung” đó? Liệu có phải do những quy định của pháp luật hiện hành về đất đai tôn giáo là không phù hợp?

Trích dẫn:

“Điều 159. Đất cơ sở tôn giáo

1. Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.”

“Điều 54. Giao đất không thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;

2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;

3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;

4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;

5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 159 của Luật này.”

“Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất

1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”

Từ các quy định của Luật đất đai năm 2013 có thể khẳng định rằng: Nhà nước Việt Nam đã hết sức ưu đãi các tôn giáo nói chung (không chỉ Công giáo) trong vấn đề đất đai, bằng cách công nhận quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định và không thu tiền sử dụng đất đối với các cơ sở tôn giáo. Quy định này phần nào đã thể hiện được chính sách “tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” của Nhà nước; tạo điều kiện cho các cơ sở tôn giáo có nơi thờ tự, có đất sản xuất để nuôi sống những người tu hành, tiền nhang khói và tu sửa nơi thờ tự; phù hợp với thực tế tài sản của cơ sở tôn giáo là tài sản chung của một cộng đồng dân cư cùng theo một tôn giáo chứ không phải tài sản riêng của cá nhân nào.

Hậu Đông Kiều, Kẻ Gai - Đã đến lúc cần thay đổi quy định pháp luật về đất đai tôn giáo?
Giáo dân giáo xứ Kẻ Gai đào đất ruộng, phá mương thủy lợi để lấn chiếm đất xây dựng nhà thờ sáng ngày 17/12/2017

Tuy nhiên, có lẽ vì ưu đãi quá lớn mà tình trạng các cơ sở tôn giáo tìm mọi cách, kể cả việc phải lấn chiếm, nhận hiến tặng, chuyển nhượng đất một cách trái phép, để phát triển quỹ đất tôn giáo, mở rộng khuôn viên cơ sở thờ tự đang ngày một gia tăng và trở nên phổ biến? Điều này đã dẫn đến những xung đột đáng tiếc, thậm chí đổ máu, mà sự việc xảy ra tại các giáo xứ Đông Kiều, Kẻ Gai của Giáo phận Vinh vừa qua là ví dụ điển hình.

Do vậy, để giải quyết một cách thấu đáo các vụ việc xảy ra tại Đông Kiều, Kẻ Gai và hơn hết là ngăn ngừa không để tái diễn ở những nơi khác, nên chăng đã đến lúc Nhà nước cần có sự nghiên cứu, sửa đổi các quy định pháp luật về đất đai tôn giáo một cách phù hợp hơn. Tất nhiên, dù quy định của pháp luật có như thế nào thì việc tuân thủ pháp luật là điều mà bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, dù theo hay không theo tôn giáo, dù có chức thánh hay không, đều phải làm!

Dân Lê

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG