Thời gian vừa qua, câu chuyện về ngành điện và tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đang chiếm “sóng” và những tin tức về ngành điện cũng “nóng” hệt như thời tiết ở miền Bắc những ngày đầu hè vậy. Nhân cơ hội này những kẻ “đội lốt dân chủ” cũng muốn đổ thêm dầu vào lửa với những phát biểu thể hiện sự nông cạn tột độ. Có lẽ trước khi phát biểu, tốt nhất Việt Tân nên bỏ chút công sức tìm hiểu thật kỹ, đọc báo, xem thời sự để có thêm kiến thức rồi hãy quyết định có phát biểu hay không.
Nước ta đang trên đà phát triển nên cần rất nhiều điện để sản xuất; cộng với thời tiết nắng nóng cực đoạn ở một số khu vực và nhu cầu sử dụng điều hòa tăng cao nên việc thiếu điện cũng là dễ hiểu. Liên quan đến việc tập đoàn điện lực Việt Nam EVN mua điện của Lào và Trung Quốc trong khi lại không sử dụng điện tái tạo trong nước thì có một số nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, điện tái tạo bao gồm điện gió và điện mặt trời chủ yếu được sản xuất ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khi miền Bắc mới là nơi thiếu điện trầm trọng và đường dây tải điện Bắc – Nam đã hết công suất; do đó để bù đắp được lượng điện thiếu hụt này thì cần phải xây dựng thêm cơ sở hạ tầng để truyền tải điện. Việc xây dựng này cũng cần phải có thời gian vài năm và phải tốn thêm kha khá vốn đầu tư nữa. Rõ ràng là “nước xa đâu cứu được lửa gần”. Trong khi đó, chúng ta đã có sẵn đường dây tải điện Thâm Cung – Móng Cái (từ Trung Quốc) và cụm nhà máy thủy điện Nậm Kông, Nậm San (từ Lào). Chỉ cần đàm phán với nước bạn là có điện để bù đắp vào lượng điện thiếu hụt.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho điện gió và điện mặt trời yêu cầu rất cao nên chi phí để xây dựng và vận hành không hề rẻ. Các đơn vị đầu tư cho năng lượng tái tạo phần lớn là đến từ khu vực tư nhân, nên mục đích ban đầu của họ chắc chắn là lợi nhuận, do đó không thể bán rẻ được. Đến đây, khúc mắc về giá bán điện bắt đầu xuất hiện. Giá điện tái tạo này không phải do EVN đưa ra mà do Bộ Công thương đưa ra mức giá trần. Cụ thể, ngày 07/01/2023, Bộ Công thương đã ban hành quyết định số 21/QĐ-BCT về khung giá cho điện tái tạo từ 1.184,90 – 1.815,95đ/kWh (chưa bao gốm thuế VAT). Chính việc không “thuận mua vừa bán” này dẫn đến điện tái tạo vẫn chưa được hòa vào lưới điện quốc gia. Hiện nay, Bộ Công thương, EVN và các đơn vị tư nhân vận hành năng lượng điện tái tạo đang ngồi lại với nhau cùng tháo gỡ khúc mắc để giải quyết vấn đề.
Thứ ba, giá điện nhập khẩu là thấp hơn so với giá điện mua ở trong nước. Tờ VN Epress số ra ngày 25/5 đưa tin: Giá mua điện từ Trung Quốc khoảng 6,5 cent tức gần 1.540 đồng một kWh; còn Lào là 6,9 cent một kWh, tương đương 1.632 đồng một kWh. Trong khi đó, theo số liệu từ EVN, giá mua điện bình quân 3 tháng đầu năm khoảng 1.845 – 2.200 đồng một kWh. Như vậy, giá mua điện từ Lào, Trung Quốc thấp hơn một số nguồn điện trong nước.
Thứ tư, lượng điện mà chúng ta nhập từ Trung Quốc và Lào là rất nhỏ so với lượng điện tiêu thụ. Theo tờ VTV News số ra ngày 26/5/2023 đưa tin: Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An cho biết “Lượng điện nhập khẩu từ Lào khoảng 7 triệu kWh một ngày và Trung Quốc 4 triệu kWh. So với sản lượng điện tiêu thụ tại miền Bắc 445 – 450 triệu kWh một ngày thì tỷ trọng điện nhập khẩu này rất thấp”. Sâu xa hơn, việc mua điện này nằm trong hợp tác liên ngành, liên chính phủ theo các thỏa thuận hợp tác giữa các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Tiếp theo đây, nước ta có thể mở rộng liên kết lưới điện với các nước ASEAN hướng tới xuất khẩu năng lượng tái tạo.
Những lý do kể trên thì việc Việt Nam nhập điện của Trung Quốc và Lào là một nước đi hết sức khôn ngoan, còn những kẻ ở bên Cali với tư duy nông cạn, họ chỉ biết phát biểu những câu đi vào lòng đất. Chúng ở “Ca”, ở “Ly” nhưng lại thiếu nước, luôn tìm mọi cách để kích động gây chia rẽ mối đoàn kết dân tộc. Lần này cũng vậy, chúng mượn những tin tức liên quan đến ngành điện lực để xuyên tạc, bôi xấu hình ảnh đất nước; định hướng dư luận và lôi kéo những người thiếu hiểu biết; làm mất lòng tin của người dân vào chính quyền. Nhưng rõ ràng là người Việt Nam không ai nông cạn như bè lũ Việt Tân cả!
TIẾN DŨNG – VĂN TÙNG
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: