Mục đích của Việt Tân gây hoang mang dư luận, tạo tâm lý lo lắng trong bộ phận người dân thiếu hiểu biết. Chúng không những xuyên tạc mà còn làm sai lệch toàn bộ những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế, gây xao động, mất lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước…
Từ khi thành lập năm 1981 đến nay, tổ chức Việt Tân liên tục hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Nhiều đối tượng đã bị bắt giữ, xét xử nhưng chúng vẫn không từ bỏ dã tâm lật đổ chính quyền XHCN ở Việt Nam. Gần đây, Việt Tân hoạt động rất tích cực trên các trang mạng xã hội, chúng đánh phá, xuyên tạc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, dưới sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra trên toàn cầu, Việt Tân thường xuyên nói xấu, xuyên tạc trong lĩnh vực này. Ngày 14/5 mới đây trên trang facebook Việt Tân có bài đăng với nội dung: “TP Hồ Chí Minh: Một nửa doanh nghiệp đang khó khăn, hoạt động kiểu cầm cự, xoay xở và không dễ để hồi phục trở lại”. Dưới bài đăng, bọn đầu trọc lại nháo nhào với những luận điệu vô học như “có khi lại sập luôn” hay “rút hết ra nước khác đầu tư…làm một lần cho xong chế độ này”.
Mục đích của Việt Tân gây hoang mang dư luận, tạo tâm lý lo lắng trong bộ phận người dân thiếu hiểu biết. Chúng không những xuyên tạc mà còn làm sai lệch toàn bộ những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế, gây xao động, mất lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Như chúng ta đều biết, đại dịch Covid 19 diễn ra trên toàn cầu từ năm 2019 đã gây những ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong năm 2020, 2021, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới trong đó có những nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…đều có con số tăng trưởng âm. Dưới khó khăn chung tác động, kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy vậy ngay tại thời điểm khó khăn nhất, chúng ta vẫn giữ được mức tăng dương, được đánh giá là nền kinh tế thuộc nhóm tăng trưởng cao trên thế giới. Năm 2022, kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Đạt được kết quả đó là sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, không thể không nói đến sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng. Tại văn kiện đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nhận định về tình hình phức tạp ảnh hưởng sự phát triển kinh tế như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khủng hoảng kinh tế thế giới, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, già hóa dân số. Văn kiện cũng chỉ ra những định hướng cho phát triển kinh tế như: “Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực hất lượng cao…”. Nhà nước cũng ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp 2013, Điều 51 quy định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”. Các văn bản luật như luật Doanh nghiệp 2020, luật Thương mại 2019, luật Đầu tư 2020,…đều đóng góp phần quan trọng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
Việt Nam cũng không nằm ngoài sự khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, nhưng chúng ta đã và đang có những chính sách phù hợp để duy trì, phát triển kinh tế bền vững. Trước những thông tin sai lệch mà Việt Tân thêu dệt đặt điều, chúng ta cần hiểu rõ về chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, vững tin vào sự lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế phát triển bền vững, có thái độ kiên quyết đẩy lùi, đấu tranh nghiêm túc, không để âm mưu của bọn thù địch được thực hiện.
MAI. THƠ
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: