Friday, November 22, 2024

Đầu tháng 1/2018, liên tiếp xét xử hai “đại án” ngành ngân hàng

TAND TP.HCM sẽ tiến hành xét xử giai đoạn 2 vụ Huỳnh Thị Huyền Như từ ngày 2/1 và giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh từ ngày 8/1/2018.

Đầu tháng 1/2018, liên tiếp xét xử hai “đại án” ngành ngân hàng

Vụ Huyền Như: Chuyển tội danh từ Tham ô tài sản sang Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Liên quan tới đến giai đoạn 2 của vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, 10 bị cáo khác là cán bộ Ngân hàng Nam Việt (NaviBank) cũng bị đưa ra xét xử về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo trạng, để có tiền trả nợ vay do kinh doanh thua lỗ, từ tháng 5- 9/2011, Huyền Như nguyên là Kiểm soát viên, quyền Trưởng Phòng giao dịch một chi nhánh VietBank tại TP.HCM, đã lợi dụng các đơn vị, cá nhân gửi tiền vào VietinBank muốn nhận lãi suất cao, một số cá nhân là người môi giới, đại diện các đơn vị gửi tiền có ý thức tư lợi cá nhân, để thỏa thuận trái pháp luật, Như đã bỏ tiền cá nhân để trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, phí môi giới… dẫn dụ các đơn vị này gửi tiền vào VietinBank.

Khi các đơn vị chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của họ ở tại ngân hàng này, Như đã lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống trực tiếp thao tác chuyển tiền từ các tài khoản của khách hàng đi trả nợ cá nhân cho Như.

Như vậy, Huyền Như đã có ý thức chiếm đoạt tài của 5 công ty ngay từ khi các công ty chưa gửi tiền vào VietinBank, khi các đơn vị gửi tiền vào VietinBank theo sự lừa dối của Như đã bị như chiếm đoạt ngay từ khi nhận được tiền.

Với thủ đoạn nêu trên, trong khoảng thời gian từ tháng 5-9/2011, Như đã chiếm đoạt được hơn 1.085 tỷ đồng của 5 công ty, trong đó chiếm đoạt hơn 200 tỷ của công ty Hưng Yên, hơn 170 tỷ của công ty An Lộc, 380 tỷ của công ty Phương Đông, hơn 124 tỷ của công ty Bảo hiểm Toàn Cầu và hơn 209 tỷ của công ty SBBS.

Trước đó, tại phiên tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP.HCM đã tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm để điều tra lại. Theo tòa phúc thẩm, hành vi chiếm đoạt số tiền 1.085 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như là phạm vào tội Tham ô tài sản (tội phạm và hình phạt được quy định tại điều 278 Bộ luật hình sự) của VietinBank chứ không phải Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các khách hàng.

Sau nhiều lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của Huyền Như là Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chấp nhận kết luận điều tra, lần này VKS ban hành cáo trạng và chuyển TAND TP.HCM mở phiên tòa vào ngày 2/1/2018 sắp tới (dự kiến kéo dài 4 ngày). Phiên tòa sẽ do thẩm phán Huỳnh Anh Kiệt làm chủ tọa.

Vụ Phạm Công Danh: Hàng loạt “đại gia” hầu tòa

Ngay sau khi kết thúc xét xử giai đoạn 2 “đại án” Huyền Như, TAND TP.HCM sẽ đưa vụ án Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB) giai đoạn 2 ra xét xử, bắt đầu từ ngày 8/1/2017.

Trong vụ án này, có 46 bị cáo sẽ bị đưa ra xét xử do có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước xảy ra tại 4 ngân hàng gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), TPBank, BIDV và Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB).

Cùng bị đưa ra xét xử với Phạm Công Danh còn có ông Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch hội đồng tín dụng Sacombank, ông Phan Huy Khang, nguyên Tổng giám đốc Sacombank…

Theo cáo trạng, từ năm 2013 – 2014, Phạm Công Danh chỉ đạo nhân viên VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 công ty hoặc mượn pháp nhân lập 29 bộ hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay vốn tại 3 ngân hàng.

Đồng thời, Danh đã chỉ đạo việc lập khống hồ sơ vay gửi hơn 6.600 tỷ đồng của VNCB sang gửi thị trường 2 tại 3 ngân hàng và dùng số tiền đó cầm cố, bảo lãnh, trả nợ thay cho các công ty vay tiền tại 3 ngân hàng, để Danh sử dụng.

Do các công ty này chỉ làm hồ sơ vay khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ. VNCB thực hiện bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên đến nay không thu hồi được tiền bảo lãnh từ các công ty, dẫn đến VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.

Riêng với Sacombank, Phạm Công Danh và ông Trầm Bê có mối quan hệ quen biết. Cả hai bị can đều biết rõ Danh không được phép vay tiền tại VNCB. Do đó, Danh đã được ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang giúp sức trong việc rút tiền của VNCB thông qua việc gửi tiền của VNCB vào Sacombank làm tài sản bảo lãnh, nhằm mục đích trả nợ thay cho 6 công ty do Danh thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỷ đồng.

Tới khi các công ty của Danh không trả được tiền, Sacombank đã cấn trừ các khoản tiền gửi của VNCB tại ngân hàng này. Mặc dù Sacombank không bị thiệt hại trong việc cho vay nhưng sự giúp sức của ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang đã giúp Phạm Công Danh rút tiền của VNCB gây thiệt hại cho VNCB.

Tại BIDV, Phạm Công Danh cũng đã dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV bảo lãnh và trả nợ thay cho 12 công ty do ông thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn, gây thiệt hại cho VNCB hơn 2.500 tỷ đồng.

Trong số gần 200 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng được triệu tập có các ông bà Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch BIDV), Vũ Bạch Yến (Chủ tịch CBBank), Trần Quý Thanh (Tập đoàn Tân Hiệp Phát), Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch TrustBank)…

Phạm Công Danh có 3 luật sư bào chữa là Phan Trung Hoài, Trương Quốc Hòe, Hà Hải. Hai luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng, Phạm Ngọc Trung bào chữa cho ông Trầm Bê… Dự kiến phiên toà sẽ kéo dài từ 8/1 đến ngày 7/2/2018. Phiên tòa do thẩm phán Phạm Lương Toản, Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM làm chủ tọa.

HUYỀN TRÂM

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG