Trong những ngày gần đây tổ chức phản động Việt Tân liên tiếp có nhiều hoạt động chống phá , ngăn cản việc Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025…Nhưng sự thật là những hành động của chúng càng trở nên hài hước khi thế giới luôn đánh giá cao vị thế, uy tín Việt Nam.
Trong những ngày gần đây tổ chức phản động Việt Tân liên tiếp có nhiều hoạt động chống phá , ngăn cản việc Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 cụ thể là:
Tại cuộc họp báo do UN Watch tổ chức tại New York vào ngày 03 tháng 10, Tổng Bí Thư Việt Tân ông Hoàng Tứ Duy chia sẻ về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam để kêu gọi các thành viên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc KHÔNG BẦU cho CSVN. Bài phát biểu có đề cập: “Ngày 08 tháng 08, 2022 Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã chính thức tuyên bố ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025. Trong hồ sơ ứng cử gửi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, chính phủ CS Việt Nam đã nêu ra hơn 20 “thành tựu nhân quyền ở Việt Nam”. Tuy nhiên, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong thực tế đang ngày càng tồi tệ hơn. Rất nhiều vụ đàn áp bắt giam các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, các nhà báo độc lập, những người dân lên tiếng về sự bất công… là minh chứng cho thấy những “thành tựu nhân quyền” mà Hà Nội khoe khoang với Thế giới là dối trá. Bên cạnh đó, còn có những vụ công an đánh đập người dân dã man thì lại được chính quyền bao che”.
Trong phát ngôn này có nhiều thông tin sai lệch, thiếu khách quan về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Đáng tiếc là các Báo cáo này sử dụng thông tin của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phản động lưu vong chống phá Việt Nam như như Ủy ban Cứu người vượt biển – BPSOS, “Tin lành người DTTS Tây Nguyên”…Các tổ chức này đã liên kết với nhiều tổ chức phản động trong nước để cung cấp thông tin xuyên tạc tình hình. Một số phần tử chống đối trong nước tích cực tham gia hội luận trực tuyến do bên ngoài tổ chức, xuyên tạc rằng “chính quyền Việt Nam “cướp đất” của người Khmer, đàn áp người dân tộc… Những báo cáo và những hoạt động chống phá của các tổ chức này đều nhằm mục đích chống Nhà nước Việt Nam, hạ uy tín của Việt Nam…Các thế lực thù địch cũng tăng cường tác động “từ bên ngoài” như đòi Nhà nước Việt Nam phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn về các quyền dân sự, chính trị (tự do lập hội, tự do xuất bản báo chí tư nhân, hoạt động tôn giáo không cần sự quản lý của Nhà nước…) theo tiêu chí phương Tây, gắn dân chủ, nhân quyền với các vấn đề hợp tác phát triển. Đặc biệt, họ đòi dân sự hóa hoạt động quốc phòng, an ninh nhằm thúc đẩy tối đa cái gọi là “xã hội dân sự” theo kiểu phương Tây. Một số tổ chức phi chính phủ thù địch người Việt Nam và nước ngoài có quy chế quan sát viên tại Hội đồng Kinh tế và xã hội của LHQ (ECOSOC) như Ủy ban bảo vệ quyền con người cho Việt Nam – VCHR, Tổ chức Đảng cấp tiến xuyên quốc gia – TRP … lợi dụng diễn đàn của Hội đồng Nhân quyền LHQ vu cáo Việt nam vi phạm quyền con người; Tăng cường trao giải cho các đối tượng chống đối để tạo dựng “ngọn cờ” chống phá Nhà nước Việt Nam.
Thực tế cho thấy từ những nỗ lực cố gắng của Đảng, Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới, hội nhập Quốc tế đã được thế giới ghi nhận cụ thể: trong lần bỏ phiếu bầu thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ năm 2013. Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số các nước thành viên mới (14 thành viên mới). Khi đó, những sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ 2014-2016 được quốc tế đánh giá cao, tiêu biểu như việc Việt Nam phối hợp cùng các quốc gia khác đưa ra: Vấn đề về bảo đảm quyền lao động của người khuyết tật; về bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển; Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em; về nâng cao giáo dục trong phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái…Với kết quả đã đạt được cho thấy, việc Việt Nam tiếp tục ứng cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 là hoàn toàn xứng đáng. ASEAN cũng đã chính thức công nhận Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của khối. Đặc biệt là trong cuộc bỏ phiếu ngày 11/10 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có Việt Nam. Việt Nam nhận được 145/189 phiếu, chiếm gần 80%, thuộc nhóm cao nhất, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ứng viên rất quyết liệt. Đây là minh chứng xác đáng cho những thành tựu và nỗ lực không ngừng của Việt Nam.
Kính thưa bạn đọc!
Từ những luận điệu xuyên tạc, chống phá của Việt Tân và các tổ chức phản động phi chính phủ trong thời gian gần đây, đặt ra cho mỗi bạn đọc hãy luôn tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc, vu khống về vấn đề tự do, nhân quyền của Đảng, Nhà nước ta. Phủ nhận những thành quả trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước ta hiện nay để không để bị chúng dụ dỗ, mua chuộc hay kích động, lôi kéo.
HÙNG NGÔ
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: