Tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn xã hội có xu hướng gia tăng, tính chất, mức độ nghiêm trọng hơn, gây bức xúc trong xã hội phải tập trung giải quyết. Đâị hội XIII của Đảng đã đưa ra rất nhiều quan điểm chỉ đạo để nhận diện và đấu tranh với các loại tội phạm, một số quan điểm sau đây là những ví dụ…
Ảnh: Internet
Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Kịp thời đấu tranh trấn áp hiệu quả các loại tội phạm, nhất là các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm xử dụng công nghệ cao, băng nhóm ma túy…”[1]. Các tội phạm nguy hiểm trong tình hình hiện nay gồm tội phạm xâm hại an ninh quốc gia là các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta. Nghị quyết Đại hội XIII cũng chỉ rõ một số tội phạm nổi lên là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, băng nhóm ma túy… Bên cạnh đó, tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn xã hội còn có: Tội phạm sử dụng vũ khí nóng, giết người, tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn xã hội… có xu hướng gia tăng, tính chất, mức độ nghiêm trọng hơn, gây bức xúc trong xã hội phải tập trung giải quyết.
Các loại tội phạm đều triệt để lợi dụng những tiến bộ của khoa học, công nghệ tìm cách móc nối trong – ngoài, hình thành các đường dây hoạt động tooiju phạm xuyên quốc gia, đặt ra nhiều thách thức mới với công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Nghị quyết Đại hội XIII xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội”[2]. Vì vậy, nhận diện, đấu tranh với các loại tội phạm là vấn đề cực kỳ quan trọng nhằm giảm tội phạm và các điều kiện, nguy cơ phát sinh tội phạm, tạo chuyển biến rõ nét về trật tự, an toàn xã hội.
Đại hội XIII khẳng định: “đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức đan xen, nhiều vấn đề chiến lược mới đặt ra cần phải giải quyết, từ tình hình quốc tế, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường đến các thách thức mang tính toàn cầu về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và cả những thành tựu ngoạn mục của tiến bộ khoa học và công nghệ đang tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống kinh tế – xã hội của đất nước ta cũng như toàn thế giới”[3].
Về thách thức an ninh truyền thống, Đảng nhận định: “nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, bảo đảm an ninh quốc gia gặp nhiều khó khăn, thách thức”[4]. Môi trường an ninh khu vực diễn biến ngày càng phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định do cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các cường quốc, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt…Âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động ngày càng nguy hiểm hơn. Thách thức trong xử lý mối quan hệ với các nước lớn và giữ vững uy tín của Đảng, chế độ trước nhân dân ngày càng gia tăng. Nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với suy giảm lòng tin của nhân dân diễn biến phức tạp.
Thách thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, ô nhiễm môi trường… Các thách thức mà đại dịch Covid 19 mang lại chưa từng có trong lịch sử đã làm thay đổi sâu sắc, toàn diện nhiều lĩnh vực, từ trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị toàn cầu, cách thức hoạt động kinh tế. Những vấn đề về chất lượng môi trường ở một số nơi tiếp tục xuống cấp, các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm… Đại hội XIII xác định “an ninh con người” là vấn đề toàn cầu, tình trạng gia tăng tội phạm, tệ nạn, tiêu cực, mâu thuẫn, xung đột xã hội; giảm nghèo chưa bền vững, vấn đề phân hóa giàu nghèo, sự xuống cấp nghiêm trọng về một số mặt văn hóa, đạo đức, lối sống, sự cố môi trường… Vì vậy, nhận thức rõ những thách thức để xác định chủ trương, biện pháp giải quyết triệt để thách thức là vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay.
D.X!
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. CTQG – ST, Hà Nội, tr. 49.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. CTQG – ST, Hà Nội, tr. 118.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. CTQG – ST, Hà Nội, tr. 8.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, Nxb. CTQG – ST, Hà Nội, tr. 93.
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: